Hồng Ngự (Đồng Tháp) là một trong những vùng nổi tiếng về nghề ươm nuôi cá tra giống, cá tra thịt có truyền thống lâu đời của miền Tây. Giống cá này lợi thế ở sự khan hiếm, lại nhiều công dụng có thể làm ra những chế phẩm cao cấp nên thường được giá.
Tiến Sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh - nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, Chủ tịch danh dự VASEP, nhận định ngành ươm nuôi và sản xuất các chế phẩm từ cá tra có cơ hội lớn trong việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp lẫn địa phương. "Cá tra là ngành sản xuất theo tiêu chuẩn cao, đáp ứng yêu cầu của tất cả thị trường khắt khe như: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản... với nhiều lợi thế cạnh tranh. Đây còn là ngành đang đi theo hướng kinh tế xanh, giảm phát thải khi toàn bộ phụ phẩm cá tra đều được sử dụng", bà Minh cho biết.
Dầu ăn từ cá tra có màu vàng sáng tự nhiên, hạn chế chuyển màu khi tái sử dụng. Nhiệt độ cháy cao tránh sản sinh chất độc hại. Với những giá trị này, Sao Mai Group sớm nắm bắt và phát triển dây chuyền sản xuất khép kín, khai thác triệt để lợi ích mà sản vật đồng bằng này mang lại. Không chỉ hướng đến lợi ích chung của doanh nghiệp, tập đoàn còn giúp tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương với danh mục đầu tư này.
Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0 vào chuỗi sản xuất tinh luyện thành công mỡ cá thành dầu ăn; sản xuất shortening (nguyên liệu trong ngành thực phẩm cao cấp) và margarine (bơ); thành lập trung tâm nghiên cứu giống chất lượng cao, nghiên cứu sản xuất bột cá... Với vùng nuôi cá tra, đơn vị tận dụng cơ sở sẵn có, phát triển theo mô hình 3F (Feed - Farm - Food). Nhà máy sản xuất cũng được áp dụng công nghệ hiện đại cùng quy trình sản xuất theo tiêu chí 3H: Health, High Quality, High Technology (Sức khỏe - Chất lượng cao - Công nghệ cao).
Trong đó, dầu ăn Ranee của Sao Mai Group là một trong những sản phẩm tinh luyện 100% từ cá tra đầu tiên tại Việt Nam. Toàn bộ dây chuyền sản xuất đều sử dụng hệ thống khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại từ châu Âu. Đơn vị còn ứng dụng công nghệ tinh luyện bằng phương pháp vật lý, đảm bảo giữ lại những chất dinh dưỡng tự nhiên quan trọng từ cá như omega 3, EPA, DHA và vitamin E...
Dầu được tinh luyện dựa trên nguyên tắc làm lạnh đông hóa, tách chiết riêng biệt dầu lỏng và đặc, lọc ép, khử màu, khử mùi trong môi trường áp suất chân không tuyệt đối. Công suất tinh luyện nhà máy Sao Mai Group lên đến 200 tấn nguyên liệu một ngày. Nhà máy cũng đạt được những chứng nhận như FSSC 22000, HACCP và Halal.
Bên cạnh việc sớm đầu tư vào khoa học kỹ thuật hiện đại, Sao Mai Group còn là một trong những doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả quy luật kinh tế tuần hoàn, kết hợp cùng dây chuyền sản xuất. Chiến lược này đã góp phần tạo tiền đề chuyển dịch cơ cấu cho ngành ươm nuôi cá tra trong khu vực. Đây cũng là bước tiến quan trọng, đánh dấu cột mốc mới trên hành trình hiện thực hóa khát vọng nâng tầm chuỗi giá trị gia tăng từ cá tra vươn xa thế giới của tập đoàn.
Để sớm hiện thực hóa kỳ vọng này, đồng thời góp phần đưa kinh tế - xã hội khu vực ĐBSCL sớm "cất cánh", hỗ trợ địa phương phát triển bền vững, tập đoàn Sao Mai đồng hành cùng diễn đàn Mekong Startup 2022 với cương vị là nhà tài trợ Bạc. Đơn vị mong muốn thông qua chương trình, có thể chung tay cùng chính phủ, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, quảng bá rộng rãi các sản phẩm tinh luyện, sản xuất từ những sản vật đồng bằng.
Mặt khác, sự kiện còn là cơ hội để các doanh nghiệp từ đa ngành nghề, lĩnh vực tề tựu, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải. Đây cũng là mục tiêu chính diễn đàn Mekong Startup 2022 hướng đến: "Nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp". Các nội dung chính được thảo luận sẽ xoay quanh các vấn đề giảm biến đổi khí hậu, hạn chế những ảnh hưởng nặng nề từ quá trình chuyển đổi nền kinh tế.
Diễn đàn Mekong Startup 2022 có sự chỉ đạo trực tiếp từ Chính phủ với cố vấn nội dung của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) và đơn vị truyền thông Báo VnExpress. Chuỗi hoạt động diễn ra từ ngày 19 đến 20/12 với 4 phiên, bao gồm: giới thiệu các công nghệ mới của ngành nông nghiệp; tư vấn chia sẻ cùng các doanh nghiệp start-up; nghị sự xoay quanh chuỗi ngành hàng trọng điểm của khu vực; khép lại với phiên toàn thể.