Với mức tài chính 3 tỷ đồng (bao gồm khoản vay), chị Huyền Anh (32 tuổi, quê Bắc Ninh) cho biết, hơn 2 tháng tìm nhà nhưng chị vẫn chưa thể chốt được căn nào tại các quận nội thành.
“Với tài chính 3 tỷ, môi giới đưa mình xem kho hàng là những căn chung cư cũ và ở xa trung tâm. Có một vài căn ở quận nội thành nhưng là nhà chưa có giấy tờ hoặc nhà tái định cư. Có lẽ mình sẽ chuyển hướng mua nhà quận xa trung tâm một chút” – chị Hoài Anh nói thêm.
Trong khi đó, chị Thủy – một người mới chốt mua căn hộ chung cư tại quận Hoàng Mai chia sẻ: " Vợ chồng mình đều làm văn phòng, cuối năm ngoái mới chốt đc 1 căn góc 3 phòng phòng ngủ, là chung cư cũ ở quận Hoàng Mai, với giá tiền 2,8 tỷ. Mình thấy thật may mắn, vì chỉ vài tháng sau đó những căn tương tự đã tăng giá lên 3,5 và 4 tỷ đồng”...
Thị trường bất động sản ghi nhận loại hình bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa thoát khỏi “vùng tối”
Dữ liệu của hãng tư vấn dịch vụ bất động sản CBRE Việt Nam cho thấy, căn hộ tại Hà Nội tăng 6,5% trong quý II và 25% theo năm. Hãng tư vấn này đánh giá giao dịch chung cư tại Thủ đô trong 6 tháng qua vượt 2023, với trên 12.200 căn được bán. Riêng quý II, 10.170 căn chung cư ở thủ đô được bán, gấp 5 lần quý trước và cùng kỳ năm ngoái. Một số dự án có lượng mở bán mới (1.000 - 2.000 căn), nhưng đã tiêu thụ hết 80-90% rổ hàng.
Sau giai đoạn sốt giá đầu năm, đà tăng chung cư cũ ở Hà Nội chững lại trong 5 tháng. Tuy nhiên, hiện nhiều dự án cũ ở các quận nội thành tiếp tục điều chỉnh. Anh Khánh, môi giới chuyên căn hộ ở khu vực quận Cầu Giấy, Tây Hồ cho biết một số dự án ở Tây Hồ Tây đắt thêm 5-10% so với đầu quý II.
Diễn biến trên cũng tương tự tại TP Hồ Chí Minh, đó lệch pha cung - cầu rơi vào tình trạng báo động khi toàn thị trường chỉ có 2 dự án mở bán mới ở phân khúc cao cấp và hạng sang.
Theo báo cáo của DKRA Việt Nam, thị trường căn hộ tại TP Hồ Chí Minh so với các tỉnh lân cận vẫn đang dẫn đầu về nguồn cung sơ cấp trong quý 2 vừa qua, tuy nhiên, phần lớn đến từ các dự án căn hộ hạng A, hạng sang thuộc khu Đông, TP Thủ Đức.
Ông Võ Hồng Thắng - Giám đốc mảng Dịch vụ Tư vấn và Phát triển dự án, DKRA Group cho hay: "Hiện tại nguồn cung chỉ bằng khoản 35%, tiêu thụ chỉ bằng khoảng 30% so với giai đoạn 2016 – 2020. Và độ lệch pha về bất cân xứng giữa nguồn cung và lượng tiêu thụ của phân khúc căn hộ hạng C, hạng B, hạng A và hạng sang thì nó trở lên bất cân xứng, có sự chệch hướng, gần như nghiêng hẳn về căn hộ hạng A và hạng sang. Đây là một trong những điều báo động đối với thị trường căn hộ TP Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua".
Trong khi đó, cũng theo báo cáo của DKRA Group về thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM và vùng phụ cận cho thấy, trong quý II/2024, thị trường bất động sản ghi nhận loại hình bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa thoát khỏi “vùng tối”. Cụ thể, ở phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng, nguồn cung sơ cấp giảm 5% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, nguồn cung mới cũng liên tục sụt giảm khi chỉ chiếm khoảng 6% tổng nguồn cung cả nước. Sức cầu cũng ở mức thấp, lượng tiêu thụ giảm 69% so với cùng kỳ.
Theo DKRA Group, lượng tiêu thụ trên là mức thấp nhất trong 1 thập kỷ qua. Hơn nữa, mặt bằng giá bán sơ cấp tiếp tục xu hướng đi ngang. Thị trường thứ cấp ghi nhận mức giá giảm trung bình 15% - 20% so với giá hợp đồng, cục bộ có những dự án giảm sâu đến 40% - 50% nhưng vẫn gặp khó khăn trong thanh khoản.
Phân khúc nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng cũng không khá hơn khi nguồn cung tiếp tục sụt giảm. Hơn 97% nguồn cung sơ cấp trong quý đến từ lượng hàng tồn kho của những dự án cũ. Giá bán sơ cấp không có nhiều biến động và tiếp tục xu hướng đi ngang.
“Thị trường tiếp tục gặp nhiều khó khăn về thanh khoản lẫn khả năng tăng giá khi niềm tin của nhà đầu tư, cũng như động thái phục hồi của phân khúc này vẫn còn rất thấp”, ông Võ Hồng Thắng, Giám đốc mảng dịch vụ tư vấn và Phát triển dự án, DKRA Group chia sẻ.