Tài chính

Chưa kịp yên, Credit Suisse và UBS gặp khó với Bộ Tài chính Mỹ

Theo Bloomberg News hôm 23-3, DOJ cũng gửi trát hầu tòa tới nhân viên của một số ngân hàng lớn của Mỹ. Các ngân hàng Thụy Sĩ đã chứng kiến động thái tương tự từ DOJ trước khi UBS tiếp quản Credit Suisse.

Các cuộc điều tra của DOJ nhằm xác định nhân viên ngân hàng nào đã xử lý giao dịch với các khách hàng chịu lệnh trừng phạt và cách thức những khách hàng đó bị kiểm tra trong những năm qua. Các quản lý ngân hàng sau đó có thể bị điều tra thêm để xác định xem họ có vi phạm luật hay không.

Credit Suisse và UBS từ chối bình luận trong khi Bộ Tư pháp Mỹ cũng không có câu trả lời về vấn đề nói trên.

Chưa kịp yên, Credit Suisse và UBS gặp khó với Bộ Tài chính Mỹ - Ảnh 1.

Tập đoàn Credit Suisse và UBS (Thụy Sĩ) đang bị Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) điều tra về việc liệu các chuyên gia tài chính có giúp các nhà tài phiệt Nga tránh né các lệnh trừng phạt hay không. Ảnh: Reuters

DOJ đã gây áp lực với các nhà tài phiệt Nga thông qua các biện pháp trừng phạt, tịch thu tài sản và điều tra hình sự buộc họ ngừng ủng hộ chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.

Trong diễn biến liên quan tới khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen hôm 23-3 đã trấn an rằng các hành động khẩn cấp của chính phủ nhằm hỗ trợ khách hàng của ngân hàng Silicon Valley (SVB) và Signature có thể được triển khai lần nữa trong tương lai nếu cần thiết.

Bà Yellen: "Chúng tôi đã sử dụng các công cụ quan trọng để hành động nhanh chóng nhằm ngăn chặn sự lây lan.Các hành động mạnh mẽ mà chúng tôi đã thực hiện đảm bảo tiền gửi của người Mỹ được an toàn. Chắc chắn, chúng tôi sẽ sẵn sàng thực hiện hành động bổ sung nếu cần".

Tuyên bố của bà Yellen được đưa ra trong bối cảnh thị trường ngày càng lo ngại về các ngân hàng khu vực vừa và nhỏ bị rút tiền ồ ạt sau sự sụp đổ của SVB, cụ thể là liệu chính phủ có sẵn sàng hỗ trợ các ngân hàng này trong trường hợp bị rút tiền gửi ồ ạt hay không.

Bà Yellen đã đưa ra lời trấn an hôm 23-3 sau khi cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng giảm mạnh vì trước đó bà cho rằng Bộ Tài chính không xem xét bất kỳ kế hoạch bổ sung nào để đảm bảo cho tất cả các khoản tiền gửi.

Chưa kịp yên, Credit Suisse và UBS gặp khó với Bộ Tài chính Mỹ - Ảnh 2.

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen. Ảnh: Reuters

Tuyên bố hôm 23-3 của bà Yellen dường như thay đổi phần nào, để ngỏ khả năng Bộ Tài chính Mỹ vẫn có thể thực hiện các hành động khẩn cấp trong tương lai để ngăn chặn sự bất ổn lan rộng và duy trì sự ổn định tài chính quy mô lớn.

Hạn mức bảo hiểm tiền gửi của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) hiện tại là 250.000 USD. Các thành viên đảng Dân chủ đề nghị Quốc hội xem xét nâng giới hạn đối với tất cả các khoản tiền gửi sau sự sụp đổ của SVB nhưng vấp phải sự phản đối của phía đảng Cộng hoà tại Hạ viện.

Diễn biến gây khó khăn cho việc thông qua bất kỳ dự luật nào liên quan đến việc nâng mức bảo hiểm tiền gửi vì hạ viện hiện do đảng Cộng hoà kiểm soát.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm