Tài chính

Chủ tịch Vietcombank: Hơn 11.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp tại ngân hàng đều là nợ nhóm 1, kênh huy động này còn nhiều dư địa để phát triển

Chiều 22/4, tham luận tại Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đánh giá việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) là yêu cầu chính đáng và tất yếu của doanh nghiệp và nền kinh tế. Đây là thị trường tiềm năng và còn nhiều dư địa để phát triển.

Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu giúp doanh nghiệp có được nguồn vốn trung dài hạn với khối lượng lớn, chi phí hợp lý, cơ cấu linh hoạt. 

 Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch Vietcombank. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Ông cho biết dư nợ tín dụng của Vietcombank đạt hơn 1 triệu tỷ đồng trong đó danh mục đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) chỉ chiếm 1 tỷ trọng nhỏ trong danh mục tín dụng. Tại thời điểm 31/3/2022, dư nợ TPDN của Vietcombank ở mức 11.400 tỷ đồng (khoảng 1% tổng dư nợ cho vay).

Ông khẳng định việc đầu tư, giao dịch TPDN của Vietcombank tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật, được quản trị với cùng chuẩn mực như hoạt động cho vay nhằm đảm bảo kiểm soát được dòng tiền và mục đích sử dụng vốn.

"Toàn bộ dư nợ TPDN của Vietcombank hiện đều được phân loại nợ nhóm 1, các doanh nghiệp phát hành đều kinh doanh hiệu quả và thanh toán đúng hạn", lãnh đạo Vietcombank chia sẻ.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021–2025 (NQ 54/NQ-CP ngày 12/4/2022) cũng đã đề ra mục tiêu đến 2025 quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 85% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 20% GDP. 

Để giúp thị trường vốn nói chung và thị trường TPDN nói riêng phát triển an toàn, minh bạch, hiệu quả, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, Chủ tịch Vietcombank đưa ra ba ý kiến như sau:

Thứ nhất, xếp hạng tín nhiệm độc lập là một nền tảng hạ tầng quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường vốn nói chung và thị trường TPDN nói riêng.

Do đó, một mặt rất cần khuyến khích sự hình thành và phát triển của các công ty xếp hạng tín nhiệm. Mặt khác cần sớm yêu cầu xếp hạng tín nhiệm độc lập bắt buộc đối với doanh nghiệp phát hành và trái phiếu phát hành.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc yêu cầu xếp hạng tín nhiệm bắt buộc đối với doanh nghiệp và trái phiếu phát hành là một trong các yếu tố then chốt giúp thị trường hoạt động minh bạch, hiệu quả. Xếp hạng tín nhiệm một mặt giúp bảo vệ các nhà đầu tư, mặt khác giúp doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, có dự án tốt, huy động được vốn với chi phí thấp (việc xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành và TPDN phát hành hiện nay là chưa bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP).

Thứ hai, quy mô TPDN phát hành riêng lẻ đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm vừa qua, lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng mỗi năm và lớn hơn nhiều so với quy mô TPDN phát hành ra công chúng.

Trong khi các TPDN phát hành ra công chúng được niêm yết và giao dịch tập trung tại HNX, tuyệt đại bộ phận các TPDN phát hành riêng lẻ được lưu ký và giao dịch phân tán.

Do đó, nên sớm xem xét hình thành thị trường giao dịch tập trung đối với TPDN phát hành riêng lẻ. Điều này sẽ làm tăng tính minh bạch của thị trường, tăng khả năng giám sát của các cơ quan quản lý, bảo vệ tốt hơn cho nhà đầu tư. VCB xin được đăng ký cung cấp dịch vụ ngân hàng thanh toán cho thị trường giao dịch tập trung TPDN phát hành riêng lẻ.

Thứ ba, cơ chế bảo vệ nhà đầu tư cũng cần được liên tục cải thiện. Bên cạnh việc tăng cường đào tạo, truyền thông cho công chúng về các kiến thức đầu tư từ phổ thông tới nâng cao, cần thiết phải hoàn thiện các cơ chế quản lý, giám sát.

Công tác hậu kiểm và chế tài đi kèm đối với các DN phát hành, các tổ chức tham gia vào qui trình phát hành và giao dịch TPDN phải đủ sức răn đe để đảm bảo thị trường hoạt động công khai, minh bạch, có kỷ cương, kỷ luật.

 

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thứ trưởng Bộ Công an nói về thủ đoạn vi phạm trên thị trường chứng khoán

Theo Thiếu tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an, những năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, quy mô giao dịch ngày càng tăng. Tuy nhiên song hành với đó là sự xuất hiện của những hành vi thiếu minh bạch trên thị trường với nhiều thủ đoạn tinh vi phức tạp.

FLC Faros có nữ Chủ tịch HĐQT mới

Bà Nguyễn Bình Phương làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) của FLC Faros thay cho bà Hương Trần Kiều Dung từ ngày 21/4.

Long Châu chia sẻ: Tặng thuốc đến người có hoàn cảnh khó khan

Hơn 500.000 ngày thuốc miễn phí và 350 tấn gạo tiếp tục được FPT Long Châu trao tặng đến những hoàn cảnh khó khăn tại gần 60 tỉnh, thành thông qua chương trình "Long Châu Sẻ Chia". Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện tri ân cộng đồng nhân dịp FPT Long Châu vượt mốc 600 nhà thuốc trên toàn quốc.

Prudential Việt Nam chi trả 8.610 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm năm 2021

Năm 2021, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam ("Prudential") duy trì vị thế doanh nghiệp kiểu mẫu của ngành bảo hiểm nhân thọ với tổng doanh thu tăng 15,2% so với năm 2020, chi trả 8.610 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm, tiếp tục đầu tư vào nền kinh tế và các dự án vì cộng đồng với mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng kiến nghị nhiều giải pháp để phát triển thị trường tài chính minh bạch, hiệu quả

Thống đốc cho rằng, cần phát triển đồng bộ các phân khúc của thị trường tài chính (thị trường trái phiếu, cổ phiếu, chứng khoán phái sinh...) theo hướng tập trung hiện đại hóa công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng phục vụ giao dịch thị trường, đa dạng hóa các nhà đầu tư tham gia thị trường, khuyến khích các quỹ, công ty bảo hiểm tham gia sâu và rộng hơn vào thị trường; thành lập các công ty xếp hạng tín nhiệm uy tín, nâng cao tính công khai, minh bạch của thị trường.

Bamboo Capital: Dự báo quý 2 tăng trưởng tích cực, đặt mục tiêu lợi nhuận 2022 đạt 2.200 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Bamboo Capital vừa phát đi thông cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, lãnh đạo Bamboo Capital (BCG – HoSe) cho rằng công ty đang kinh doanh tốt, dự báo quý 2 sẽ tăng trưởng tích cực, sẽ đóng góp tích cực cho kế hoạch 7.250 tỷ đồng doanh thu và 2.200 tỷ đồn lợi nhuận mà HĐQT sẽ trình ĐHCĐ trong thời gian tới.

Chủ tịch REE: Cần siết quy định về người chịu trách nhiệm, tài sản thế chấp phải được định danh và có thanh khoản cao khi phát hành TPDN

Chủ tịch HĐQT của REE cũng kiến nghị cần có chế tài xử lý đối với những trường hợp đi chệch hướng như thông tin đã được công bố. Về pháp lý, cũng cần củng cố thêm trách nhiệm của các cơ quan kiểm toán, định giá và giám sát tài sản.