Mới đây, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch CTCP Fiin Ratings, cho biết: "Fiin Credit và Fiin.vn về cho vay ngang hàng P2P không thuộc và hoàn toàn không liên quan đến CTCP FiinGroup hoặc CTCP FiinRatings, hay cổ đông, hay cán bộ quản lý của các công ty chúng tôi."
Sự giống nhau trong các bộ nhận diện thương hiệu này đã khiến cho nhiều người hiểu nhầm rằng đây là một lĩnh vực mới của FiinGroup. Điều này vẫn đang xảy ra khá phổ biến tại Việt Nam với nhiều hình thức khác nhau.
Nguyên nhân một phần do chưa có một khung pháp lý để quản lý, việc đo lường cũng như quản lý các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực P2P Lending hay fintech tại Việt Nam.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tại thời điểm tháng 4/2022, các công ty hoạt động trong lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P Lending) được NHNN cấp Giấy phép là khoảng 100 công ty với nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Chủ tịch CTCP Fiin Ratings đã phải thông tin khẳng địnhFiinGroup hiện chỉ tập trung kinh doanh trong ngành cung cấp thông tin, phân tích dữ liệu tài chính (với các thương hiệu FiinPro, FiinTrade, FiinGate); nghiên cứu thị trường (FiinResearch) và xếp hạng tín nhiệm (với công ty con do FiinGroup sở hữu 99,96% mang thương hiệu FiinRatings).
Thương hiệu Fiin và Logo của doanh nghiệp đã được bảo hộ trong 4 nhóm ngành kinh doanh trong đó có ngành dịch vụ tài chính, ông Thuân cho hay.
Còn theo thông tin trên website của Fiin Credit, CTCP Đổi Mới Công Nghệ Tài Chính Fiin hoạt động dưới tên thương hiệu Fiin Credit bắt đầu từ tháng 3/2018. Công ty được sáng lập và phát triển bởi ông Trần Việt Vĩnh cũng là CEO của doanh nghiệp, được giới thiệu là "một trong nhữngchuyên gia tài chính hàng đầu lĩnh vực Fintech".
Tính đến tháng 1/2021, Fiin Credit có hơn 900.000 người tin dùng và 6.000 cửa hàng đối tác. Các sản phẩm cho vay có điều kiện khá đơn giản như bên vay đủ 18 tuổi với khoảng 1 triệu đồng đã có thể cho vay qua ứng dụng của Fiin Credit.
Khách hàng có thể cho vay nhận lãi suất caodao động từ 18 - 20%/năm hoặc đi vay vốn nhanh tại Fiin Credit. Công ty này quảng cáo rằng sẽ "đảm bảo 100% thu hồi vốn và lãi", các khoản vay sẽ có thời hạn 30 ngày tới vài tháng.
Website của Fiin Credit không có thông tin cụ thể về năng lực thẩm định, xét duyệt hồ sơ vay cho vay hay năng lực tài chính của công ty, rủi ro mất khả năng thanh toán của người vay là có thể xảy ra.
Cần có khung pháp lý để quản lý hoạt động cho vay ngâng hàng
Về mặt lý thuyết hoạt động P2P Lending có thể góp phần hỗ trợ phổ cập tài chính, mở rộng khả năng và tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính, cách thức cho vay đối với nền kinh tế nhất là đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội nhưng có khả năng tiếp cận internet; qua đó có thể góp phần đẩy lùi tình trạng “tín dụng đen", theo NHNN.
Tuy nhiên, nhà điều hành cũng phải thừa nhận một số công ty lấy danh nghĩa mô hình P2P Lending lợi dụng sự thiếu kiến thức, hiểu biết của người dân để lừa bịp, gian dối, quảng cáo sai sự thật, hứa hẹn lợi nhuận cao, lãi suất cao.
Từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tiền vốn của người dân bỏ tiền đầu tư mô hình cho vay này hoặc lừa dối người vay về lãi suất “thấp,” điều kiện vay ưu đãi trong khi tính và áp dụng mức lãi suất thực tế cao “cắt cổ.”
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng cần phải có một khung pháp lý để quản lý hoạt động cho vay ngâng hàng, tránh những tiềm ẩn rủi ro, hệ lụy tiêu cực trên một số phương diện như cạnh tranh công bằng, ổn định tài chính, an ninh mạng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Trong tháng 4/2022, NHNN đã có văn bản lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó hình thức cho vay ngang hàng được cho tham gia cơ chế thử nghiệm.