Theo thông Thông tư 06 (TT06) của Ngân hàng Nhà Nước (NHNN), người dân, doanh nghiệp có thể vay ngân hàng này để trả khoản vay trước đó tại một ngân hàng khác bắt đầu từ ngày 1/9.
Việc tái tài trợ để doanh nghiệp "đảo nợ" từ ngân hàng này sang ngân hàng khác không phải là điều mới mẻ, tuy nhiên mức lãi suất hấp dẫn mà hai ngân hàng Vietcombank và BIDV đưa ra khi triển khai gói vay theo Thông tư 06 mới là điều mà dư luận quan tâm.
Cụ thể tại Vietcombank, khách hàng vay sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi chỉ từ 6,9%/năm trong 6 tháng đầu hoặc 7,5%/năm trong 12 tháng đầu hoặc 8,0%/năm trong 24 tháng đầu. Ngân hàng này cũng sẽ điều chỉnh lãi suất cho vay theo tình hình thực tế.
Còn tại BIDV, mức lãi suất áp dụng là từ 6%/năm với các khoản vay ngắn hạn và 6,8%/năm với các khoản vay trung dài hạn (từ 12 tháng trở lên).
Tại cả hai ngân hàng đều cho phép hạn mức vay tới 100% dư nợ gốc còn lại với thời gian ân hạn gốc lên đến 24 tháng và không vượt quá thời gian ân hạn trả nợ gốc còn lại của khoản vay, thời hạn vay đến 30 năm và không vượt quá thời hạn còn lại của khoản vay tại TCTD khác.
Bên cạnh đó, theo quy định mới, các khách hàng là cá nhân cũng được tham gia vay vốn với mục đích vay để trả nợ khoản vay cũ cho mục đích tiêu dùng thay vì chỉ được vay phục vụ sản xuất kinh doanh.
Với thông tin này, nhiều người dân, doanh nghiệp rất vui mừng bởi năm ngoái đã vay những gói với lãi suất tới 14-15% mà nay có thể vay lãi suất thấp để đảo nợ, tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo việc tham gia khoản vay mới để trả nợ không hề dễ dàng và sẽ có thêm nhiều chi phí đi kèm.
Vay lãi suất 6-7% để đảo nợ không hề dễ dàng
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính, trong bối cảnh hiện nay khi lãi suất cho vay chênh lệnh rất lớn, cuối năm ngoái là 13-15% mà nay có ngân hàng đưa ra chính sách cho vay mới theo TT06 lãi suất chỉ 6-8% thì người người dân và doanh nghiệp được hưởng lợi rất nhiều.
Tuy nhiên, cũng giống như các khoản vay mới, còn nhiều rào cản mà người dân, doanh nghiệp cần vượt qua nếu muốn tiếp cận dòng vốn giá rẻ, trong đó vấn đề đầu tiên là tài sản đảm bảo.
Theo quy định, khách hàng được sử dụng đa dạng các loại tài sản để đảm bảo cho khoản vay như: Bất động sản, tiền mặt, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ/thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá… của khách hàng hoặc người có quan hệ huyết thống (bố/mẹ/con đẻ) hoặc người có quan hệ vợ/chồng với khách hàng; hoặc tài sản của chính khách hàng tại tổ chức tín dụng đang vay.
Với trường hợp có tài sản đảm bảo thì khoản vay này không khác gì các khoản vay mới chỉ có trường hợp khách hàng không có tài sản khác mà để dùng chính tài sản đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng khác để vay khoản mới thì mới mang tính chất "đảo nợ".
Hiện một số ngân hàng thực hiện "tái tài trợ" đã đồng ý giải ngân trả toàn bộ gốc còn lại và nhận chính tài sản đang được thế chấp kia làm tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro, khách hàng phải thực hiện uỷ quyền cho nhân viên tín dụng nhận bản gốc tài sản và thực hiện các thủ tục giải chấp trước khi ký thế chấp mới.
Song việc thẩm định lại tài sản đảm bảo với các quy định khắt khe hơn có thể "đánh trượt" nhiều hồ sơ vay vốn để đảo nợ. Bởi ngay cả với các gói vay thông thường, nhóm Big4 luôn có lãi suất tốt hơn nhưng đi kèm với đó là quy trình nghiêm ngặt hơn trong việc thẩm định, điều kiện cho vay cũng chặt chẽ hơn so với các ngân hàng thương mại khác.
"Đối với nền kinh tế, việc các ngân hàng đưa ra gói vay với lãi suất 6-7% sẽ giúp thúc đẩy khả năng đảo nợ, tái cơ cấu của doanh nghiệp, đặc biệt là giảm bớt gánh nặng về chi phí vốn cho người dân, doanh nghiệp nhưng quan trọng là các doanh nghiệp có đủ điều kiện cho vay hay không?", chuyên gia nhấn mạnh.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Trần Việt Anh, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM cũng thẳng thắn chỉ ra, hầu hết các doanh nghiệp muốn vay vốn hiện nay đều để đảo nợ song không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được các điều kiện cho vay.
Trải qua năm 2022 và 2021, rất nhiều sự việc không lành mạnh xảy ra ở các khách hàng của họ nên các ngân hàng đều đã siết chặt điều kiện cho vay, thủ tục cho vay chặt chẽ hơn.
"Có những doanh nghiệp trước đây trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng tốt có thể đáp ứng được điều kiện cho vay nhưng trong môi trường rủi ro như hiện nay, cùng với việc siết tiêu chuẩn họ lại thiếu một vài yếu tố trong nên cũng không thể vay vốn hoặc đáp ứng được ở ngân hàng này nhưng ngân hàng khác thì không", ông Việt Anh nói.
Ngoài vấn đề tài sản bảo đảm thì người dân, doanh nghiệp khi muốn vay vốn để đảo nợ cần tính những khoản phí phạt trả nợ trước hạn (từ 1% đến 4% giá trị khoản vay), phí thẩm định tài sản, phí công chứng tài sản, phí đăng ký thế chấp tài sản hay việc phải mua một gói bảo hiểm khoản vay mới.
Những chi phí này có thể khiến chi phí khoản vay mới cao hơn, khiến khách hàng "tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa" vừa mất công sức nhưng lợi nhuận được hưởng sau khi trừ đi chi phí không đáng là bao. Đây là những vấn đề mà người dân, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ khi muốn vay ngân hàng này để trả nợ cho ngân hàng khác.
Cuộc đua hạ lãi suất sẽ "rốt ráo" hơn?
Dù tác động trực tiếp của TT06 có thể không như kỳ vọng nhưng không thể phủ nhận chính sách này sẽ tác động gián tiếp khá lớn lên mặt bằng lãi suất của thị trường.
Các chuyên gia đánh giá, việc cho phép người dân, doanh nghiệp vay tiền ở ngân hàng này để trả vào khoản vay cũ là một sự đổi mới về cách làm trong việc vay nợ của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bối cảnh tiền "ế" tại hệ thống ngân hàng và việc ban hành TT06 khiến mỗi quan hệ giữa người đi vay và bên cho vay bình đẳng hơn thay vì mang tính “xin cho” như trước.
Giai đoạn cuối năm ngoái, nền kinh tế "khát" vốn, nhu cầu vay vốn tín dụng phục vụ cho các mục đích sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của người dân tăng cao mà room tín dụng không được mở càng khiến mặt bằng lãi suất tăng cao, thậm chí người vay còn phải lót tay cho cán bộ tín dụng tại các ngân hàng có lãi suất thấp.
Đến năm nay, nền kinh tế rơi vào tình trạng ế vốn, phần lớn các doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn hoặc không đủ điều kiện vay khiến ngân hàng "đốt đuốc" tìm người vay tốt như cách nói của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN. Dù vậy, lãi suất cho vay hiện vẫn được đánh giá là còn ở giữ mức khá cao, có những ngân hàng vẫn hiện vẫn có mức lãi suất cho vay 12-14% trong khi lãi suất huy động trung bình, kỳ hạn 12 tháng chỉ còn khoảng 6,1%.
Vì vậy, việc cạnh tranh giữa các ngân hàng trong cho vay đảo nợ nhất là khi có sự tham gia của nhóm Big4 với lãi suất rất thấp là tác động không nhỏ làm giảm mặt bằng cho vay chung của hệ thống ngân hàng.
Trong tuần vừa qua, một số ngân hàng thương mại đã thông báo chương trình cho vay ưu đãi dành cho các khách hàng đang vay vốn tại các TCTD khác sau khi Nghị định 06 có hiệu lực, với lãi suất ưu đãi vào khoảng 7-10%, áp dụng cho kỳ hạn từ 6 tháng – 24 tháng và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Vì vậy, dù người dân có không tiếp cận được khoản tín dụng lãi suất thấp từ Vietcombank hay BIDV do các yếu tố về thủ tục, điều kiện cho vay, song chắc chắn các ngân hàng thương mại khác cũng phải tìm cách hạ lãi suất cho vay để thu hút khách hàng.
Các chuyên gia cũng khuyến nghị để dòng vốn được luân chuyển trong nền kinh tế,