Chứng khoán

Chiến lược nào cho thị trường mùa hè này?

Trong bối cảnh tháng 5 đang tới gần, để chuẩn bị chiến lược giao dịch cho mùa hè này, hội thảo trực tuyến C2C – Connecting to Customers của Chứng khoán HSC sẽ được tổ chức vào ngày 26.4.2022.

Bà Vũ Thị Thu Thủy - Giám đốc Bộ phận Phân tích & Nhận định thị trường, Khối Khách hàng cá nhân của HSC đã có những chia sẻ về về thị trường giai đoạn hiện nay.

Hiệu ứng "Sell in May" khởi đầu cho thị trường mùa hè, có tác động như thế nào đến thị trường chứng khoán?

Nền kinh tế luôn có tính chu kỳ trong năm, và thị trường chứng khoán - hàn thử biểu của nền kinh tế cũng vận động theo chu kỳ mùa vụ. Kinh nghiệm đầu tư hàng thế kỷ qua của chứng khoán thế giới rút ra những hiệu ứng mùa vụ trong năm như Halloween Effect, Santa Claus Effect… và một trong số đó là "Sell in May".

Trên thực tế, xác suất giao dịch của chỉ số S&P 500 thống kê từ năm 1966 cũng như VNindex từ năm 2000 cho thấy thị trường tháng 5 không quá tệ. Nhưng tháng 5 lại là mốc chuyển giao giữa giai đoạn thăng hoa kéo dài từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau và giai đoạn khó khăn với mức sinh lời thấp từ tháng 6 tới tháng 9. Điều này được giải thích là bởi sự hưng phấn sau kỳ nghỉ lễ và dòng tiền đón đầu Đại hội Cổ đông trong quý I đã dần kết thúc, kéo theo sau đó là khoảng trống về thông tin và yếu tố hỗ trợ đà tăng cho cổ phiếu.

Chiến lược nào cho thị trường mùa hè này? - Ảnh 1.

Mức sinh lời theo tháng của chỉ số S&P500 (Nguồn: Bloomberg)

Chiến lược nào cho thị trường mùa hè này? - Ảnh 2.

Mức sinh lời theo tháng của VN-Index trong 22 năm (Nguồn: FireAnt, HSC)

Chúng tôi cho rằng hiện tượng "Summer Market" đặc trưng bởi các khoảng trống thông tin, thanh khoản yếu và mức sinh lời hạn chế được khởi đầu bằng hiệu ứng "Sell in May" cần được chú ý theo dõi để có chiến lược đầu tư phù hợp.

Thị trường mùa hè năm nay của Việt Nam đang có kỳ vọng gì? Chiến lược đầu tư nào được khuyến nghị là phù hợp cho nhà đầu tư trong giai đoạn này?

Chứng khoán thế giới đang tiến dần vào giai đoạn biến động mạnh hơn với nhiều rủi ro tiềm tàng phía trước. Ngân hàng Trung ương các nước mạnh tay tăng lãi suất đối phó với lạm phát phi mã, thúc đẩy bởi gián đoạn chuỗi cung ứng và căng thẳng địa chính trị ở Đông Âu. Động thái trên đẩy lãi suất trái phiếu chính phủ tăng cao và các chỉ số chứng khoán toàn cầu bước vào pha điều chỉnh trung-dài hạn. Mặc dù các chỉ số vĩ mô rất khả quan, thị trường Việt Nam cũng đang diễn biến theo hướng thanh khoản thấp, phân hóa mạnh, nhóm cổ phiếu dẫn dắt như Ngân hàng, Bất động sản có xu hướng yếu. Do vậy, chúng tôi cho rằng mùa hè năm nay vẫn sẽ là khoảng thời gian khó khăn của thị trường cổ phiếu.

Trong bối cảnh đó, chiến lược ngắn hạn mà chúng tôi khuyến nghị là tập trung quản trị rủi ro và chuyển hướng danh mục vào các cổ phiếu có tính phòng thủ cao như chiến lược cổ tức cao, chiến lược kháng lạm phát... Chiến lược dài hơi hơn chuẩn bị cho giai đoạn thị trường hồi phục mạnh mẽ vào cuối năm, chúng tôi đánh giá những nhịp điều chỉnh sâu trong thị trường mùa hè sẽ là cơ hội để mua vào các cổ phiếu tốt có giá chiết khấu sâu.

Sự chuyển dịch chiến lược đang dần được thể hiện ở cú lội ngược dòng của chứng chỉ quỹ ETF VFM VNDiamond, với phần nhiều là các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả tốt, biến động giá lịch sử thấp, mang tính phòng thủ, và có mức định giá hấp dẫn.

Chiến lược nào cho thị trường mùa hè này? - Ảnh 3.

Các ngành nào vẫn được HSC khuyến nghị trong thị trường mùa hè sắp tới và tầm nhìn tới cuối năm?

Hội thảo C2C sắp tới với chủ đề "Chiến lược nào cho thị trường mùa hè này?'' sẽ được tổ chức vào lúc 15h30 ngày 26.4.2022 nhằm cung cấp cho nhà đầu tư tổng quan về hiệu ứng thị trường mùa hè cũng như các khuyến nghị về chiến lược và danh mục đầu tư tiềm năng cho Q2.2022, tầm nhìn tới cuối năm 2022.

Trước hết, phải khẳng định là dòng tiền không bao giờ rút hết khỏi thị trường, do vậy cơ hội đầu tư luôn luôn không thiếu. Chúng tôi đánh giá cao các nhóm ngành hưởng lợi từ giai đoạn hồi phục khi giãn cách xã hội dần được nới bỏ, bao gồm có các nhóm ngành tiêu dùng, bán lẻ, tiện ích công (điện, nước, gas…) và các nhóm xuất khẩu và phụ trợ (dệt may, thủy sản, bất động sản khu công nghiệp, cảng biển, logistics…). Bên cạnh đó, cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa như phân bón, dầu khí, sắt thép… sẽ có lợi trong môi trường lạm phát cao. Cuối cùng, để đóng góp vào đà phục hồi mạnh mẽ của Việt Nam trong 2022-2023 thì không thể thiếu các nhóm ngành hưởng lợi từ gói hỗ trợ kinh tế và đầu tư công.

Chuỗi hội thảo "Connecting to Customers" được HSC tổ chức định kỳ hằng tháng/ quý nhằm kết nối nhà đầu tư với lãnh đạo các doanh nghiệp và các chuyên gia phân tích, tư vấn của HSC.

Nhà đầu tư đăng ký tham dự Hội thảo tại: https://event.hsc.com.vn/c2c_summer2022/

Mở tài khoản đầu tư tại HSC trong 3 phút tại đây: https://online.hsc.com.vn/mo-tai-khoan.html

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Rủi ro khi startup có quá nhiều tiền

Khi đột nhiên có quá nhiều tiền từ gọi vốn hoặc IPO, các công ty khởi nghiệp có thể xa rời giá trị cốt lõi và trả giá đắt.

[Tuổi 30, tôi có 1 căn nhà] 9x liều lĩnh mua nhà dù trong tay chỉ có 200 triệu, chấp nhận trả góp ngân hàng để có tổ ấm riêng: "Cứ mãi thuê nhà thì sau 20, 30 năm mình có gì trong tay?"

Sở hữu 1 căn nhà của riêng mình đang là ước mơ của nhiều người. Tuy nhiên, để có thể sở hữu tài sản lớn như vậy, có lẽ bạn cần tích cóp cả đời. Nhiều người trẻ đã có lựa chọn khác. Thay vì chờ đợi tích lũy đủ tiền mới mua nhà, họ sử dụng đòn bẩy và các nguồn hỗ trợ khác như người thân, ngân hàng để sớm sở hữu tổ ấm của riêng mình.

Chật vật với kế hoạch tách rời Nga chưa xong, châu Âu lại ôm "nỗi đau đầu" mới vì phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc

Trong khi EU đang nỗ lực cắt giảm nguồn cung khí đốt từ Nga, thì khối này lại phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc với kim loại công nghiệp và đất hiếm. Đây là những loại nguyên liệu cần thiết để vận hành tuabin gió, sản xuất xe điện, pin mặt trời và chất bán dẫn.

USD giảm nhẹ, rúp Nga tăng mạnh, vàng tăng, Bitcoin đi ngang

USD giảm nhẹ so với yen Nhật trong phiên vừa qua, nhưng vẫn gần sát mức cao nhất 20 năm so với đồng tiền này do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) kiên quyết bảo vệ chính sách lãi suất cực thấp của mình, tạo ra sự tương phản rõ rệt với chính sách thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).