Doanh nghiệp

Chiến lược bán hàng đa kênh cho doanh nghiệp

Ví điện tử ZaloPay phối hợp Shopify tổ chức hội nghị kinh doanh với chủ đề "Từ tiếp cận đến duy trì khách hàng: Brand.com và tầm quan trọng trong chiến lược bán hàng đa kênh của doanh nghiệp" vào ngày 12/8, tại TP HCM. Chương trình có sự góp mặt của các chuyên gia đến từ Vinamilk, MyKingdom và hơn 50 doanh nghiệp Việt.

Brand.com là tên gọi chung cho mô hình website thương mại điện tử riêng của mỗi doanh nghiệp, góp phần mở rộng kênh bán hàng bên cạnh các phương thức bán hàng truyền thống hay qua các sàn thương mại điện tử tổng hợp.

Hội nghị kinh doanh do ZaloPay và Shopify phối hợp tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk và Vương quốc đồ chơi MyKingdom. Ảnh: ZaloPay

Hội nghị kinh doanh do ZaloPay và Shopify phối hợp tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk và Vương quốc đồ chơi MyKingdom. Ảnh: ZaloPay

Theo báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 vừa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số công bố, thị trường trong những năm qua ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ. Trong một báo cáo khác của Google, nền kinh tế số của Việt Nam năm 2022 đạt 23 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt gần 50 tỷ USD trong 2025, tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất tại Đông Nam Á. Trong đó, thương mại điện tử chiếm tỷ trọng lớn.

Tại sự kiện, bà Lê Lan Chi - CEO ZaloPay nhìn nhận ở thời điểm hiện tại, doanh số chính của các doanh nghiệp đến từ các sàn thương mại điện tử. Cùng với làn sóng xu hướng kinh doanh trên thế giới, việc các nhãn hàng sở hữu trang thương mại điện tử riêng, nói ngắn gọn là Brand.com, là xu thế tất yếu sẽ xảy ra.

"Mô hình này không chỉ giúp các doanh nghiệp mở rộng kênh kinh doanh, tăng doanh thu mà còn xây dựng kênh để tương tác, chăm sóc khách hàng một cách trực diện hơn, giữ mối liên hệ để khách hàng gắn bó hơn với thương hiệu", bà Lan Chi chia sẻ.

Bà Lê Lan Chi – CEO ZaloPay giới thiệu về xu hướng Brand.com và các giải pháp thanh toán của ZaloPay. Ảnh: ZaloPay

Bà Lê Lan Chi – CEO ZaloPay giới thiệu về xu hướng Brand.com và các giải pháp thanh toán của ZaloPay. Ảnh: ZaloPay

Ông Namra Deka - Head of Partnerships thị trường Đông Nam Á của Shopify, cho biết 85% doanh thu của hãng đến từ các đơn vị dropshipper (hình thức kinh doanh bán lẻ không cần kho bãi, lưu trữ hàng hóa, thích hợp cho những công ty chưa tập trung vào việc phát triển thương hiệu). Tuy nhiên, công ty nhận thấy sự chuyển dịch mạnh mẽ của thị trường Brand.com, khi các doanh nghiệp uy tín bắt đầu muốn đầu tư vào kênh bán hàng riêng, giúp tỷ trọng website thương mại điện tử uy tín, ngày càng gia tăng.

Ngoài việc cung cấp đa dạng hình thức thanh toán không tiền mặt, Shopify tự tin các doanh nghiệp đối tác có thể dễ dàng tiếp cận hơn 11,5 triệu người dùng thường xuyên của ZaloPay. Đối tác doanh nghiệp lựa chọn tại mỗi quốc gia phải đảm bảo về cả quy mô lẫn nền tảng giải pháp thanh toán đủ mạnh và toàn diện để phục vụ khách hàng của Shopify là các doanh nghiệp và cả khách hàng cuối - người mua sắm.

"ZaloPay là một trong những đối tác tiềm năng và có sức ảnh hưởng hàng đầu. Đó cũng là lý do chúng tôi chọn đây là đối tác đầu tiên khi đến với thị trường Việt", ông Namra Deka nói.

Ông Namra Deka, Head of Partnerships thị trường Đông Nam Á, Shopify. Ảnh: ZaloPay

Ông Namra Deka, Head of Partnerships thị trường Đông Nam Á, Shopify. Ảnh: ZaloPay

Thanh toán là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp khi triển khai mô hình kinh doanh trực tuyến. Tại thị trường Việt Nam, thanh toán COD (cash on delivery: thanh toán tiền mặt khi nhận hàng) chiếm khoảng 80-85% tùy từng kênh bán hàng. Đa số người dùng để đảm bảo an toàn vẫn muốn nhận và kiểm tra đơn hàng rồi mới thanh toán. Đối với doanh nghiệp, hình thức thanh toán này luôn tiềm ẩn những rủi ro về việc khách có thể "bùng hàng", thất thoát chi phí trong quá trình quản lý và thu nộp tiền mặt. Việc giao dịch tiền mặt ở các điểm bán hàng trực tiếp cũng gặp nhiều vấn đề về quản lý nhân sự, kiểm tra, đối soát dòng tiền...

Trong hội nghị, ông Namra Deka đã mở rộng khái niệm COD, có thể hiểu thêm là "card on delivery" (phương thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng hoặc thực hiện giao dịch không tiền mặt khi nhận hàng như chuyển khoản, thanh toán qua ví điện tử) thay vì chỉ giới hạn "cash on delivery" như lâu nay vẫn hiểu. Đây được xem là bước đệm để khách hàng làm quen với hình thức thanh toán không tiền mặt, hướng đến việc thanh toán trực tuyến trước khi hoàn thành đơn hàng trên các kênh thương mại điện tử.

Tại Việt Nam, ZaloPay là một trong những đơn vị được đánh giá cao trong việc cung cấp phương thức thanh toán không tiền mặt đa dạng và toàn diện. Nền tảng này cung cấp cho doanh nghiệp, đơn vị vận chuyển, và khách hàng cuối sự linh hoạt trong việc lựa chọn thanh toán bằng ví điện tử hay chuyển khoản ngân hàng ngay khi khách nhận hàng.

Mới đây, ZaloPay ra mắt giải pháp mã QR đa năng, xây dựng theo chuẩn VietQR. Do đó, doanh nghiệp kinh doanh từ online đến offline hay các đơn vị vận chuyển chỉ cần sử dụng duy nhất một mã QR này. Khách hàng của họ có thể dùng bất cứ ứng dụng ngân hàng hoặc ví điện tử để quét và thanh toán chỉ trong vài giây.

Ra mắt từ năm 2006, đến nay, Shopify xây dựng được hệ sinh thái nền tảng mạnh mẽ, cung cấp cho các doanh nghiệp giải pháp bán hàng đa kênh, phủ rộng hệ thống đối tác ở hơn 175 quốc gia trên thế giới. Với đa dạng các gói giải pháp, công ty cho phép khách hàng điều chỉnh linh động các tính năng, dịch vụ để phù hợp với quy mô doanh nghiệp; phù hợp từng giai đoạn từ mới thành lập đến mở rộng kinh doanh.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm