Năm 2021 là thời điểm Việt Nam có sự thay đổi thứ hạng khá đáng kể về chuyển đổi số. Cụ thể, Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia hấp dẫn nhất về dịch vụ công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện cũng là một trong số những quốc gia sớm triển khai 5G và thuộc trong nhóm 10 quốc gia có mức độ triển khai địa chỉ Internet thế hệ mới cao nhất toàn cầu.
Nhằm thúc đẩy và hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của Việt Nam, Giải thưởng Sao Khuê đã trở thành chương trình thường niên - nơi vinh danh các sản phẩm, dịch vụ xuất sắc và đáng tin cậy nhất trong lĩnh vực CNTT. Được Hiệp hội Phần mềm & Dịch vụ CNTT Việt Nam - VINASA phát động lần đầu tiên vào năm 2003, qua 18 năm tổ chức, 1.269 nền tảng, dịch vụ, giải pháp công nghệ xuất sắc đã được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê.
Đáng chú ý, tại Giải thưởng Sao Khuê năm 2022, ở hạng mục Các nền tảng chuyển đổi số, CTCP Giải Pháp Doanh Nghiệp Toàn Cầu GESO đã vinh dự đạt giải sản phẩm xuất sắc với sản phẩm hoạch định nguồn lực Doanh Nghiệp SALESUP ERP.
Đại diện GESO tại lễ trao giải Sao Khuê 2022
Được thành lập năm 2010, GESO là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực DMS và hiện đang cung cấp giải pháp ERP cho nhiều doanh nghiệp ở đa dạng ngành nghề hoạt động. Trong đó, phải kể đến các doanh nghiệp có tên tuổi trong các lĩnh vực dược phẩm, hoá mỹ phẩm, thực phẩm, đồ uống… như Traphaco, Bibica, Vifon, Tài Ký, Sài Gòn foods,…
Các khách hàng sử dụng dịch vụ SALESUP ERP của GESO
ERP (Enterprise Resource Planning) là giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Đây là một hệ thống quản lý tổng thể, gồm nhiều phân hệ tích hợp và kết nối chặt chẽ với nhau, qua đó giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh cách hiệu quả và toàn diện.
Giải pháp SALESUP ERP của GESO là một sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam tiệm cận với các giải pháp ERP hàng đầu trên thế giới, được xây dựng phù hợp với mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đây là giải pháp đảm bảo yếu tố chi tiết hóa, giúp doanh nghiệp linh hoạt khi vận hành quy trình quản trị.
Ông Lê Quốc Khánh - Tổng giám đốc công ty dược Hà Tĩnh chia sẻ
SALESUP ERP có đầy đủ và toàn diện các tính năng mà 1 doanh nghiệp cần như lên kế hoạch cung ứng, quản lý mua hàng, quản lý bán hàng, quản lý kế toán, quản lý sản xuất…
Ví dụ, trong kế hoạch cung ứng, SALESUP ERP đã xây dựng các tính năng từ dự báo kinh doanh đến kế hoạch sản xuất và kế hoạch mua hàng. Từ đó, tối ưu hóa tồn kho và năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Quy trình lệnh sản xuất của SALESUP ERP
Trong quản lý sản xuất, SALESUP ERP sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý định mức nguyên vật liệu (BOM), quản lý sản xuất và chất lượng theo từng công đoạn. Đồng thời, SALESUP ERP cũng sẽ tính giá thành theo từng công đoạn.
Không những thế, khi doanh nghiệp sử dụng SALESUP ERP để quản lý mua hàng, dữ liệu sẽ được liên thông từ đề nghị mua hàng, phê duyệt theo chính sách đến nhập kho, kiểm nghiệm, thanh toán. Đồng thời, cảnh báo công nợ theo hạn mức, theo dõi tiến trình đơn hàng, đánh giá NCC.
Ngoài ra, trong quản lý bán hàng, sản phẩm của GESO sẽ tạo và duyệt đơn hàng theo chính sách duyệt, áp dụng khuyến mãi tự động. Bên cạnh việc cảnh báo công nợ theo hạn mức: số ngày, số tiền; hệ thống còn có khả năng xuất kho và xuất hóa đơn tự động, tích hợp hóa đơn điện tử, theo dõi tiến trình xử lý đơn hàng mọi lúc, mọi nơi.
Bên cạnh phân hệ quản lý sản xuất và quản lý kiểm nghiệm, GESO đã tiên phong phát triển và áp dụng thành công phân hệ Hồ sơ lô điện tử và Hồ sơ kiểm nghiệm điện tử tại các doanh nghiệp dược phẩm, thực phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn ISO, GMP,...
Có thể thấy, thay vì ứng dụng các phần mềm kế toán, phần mềm mua hàng, phần mềm quản lý kho… đơn lẻ, rời rạc, thiếu tính đồng bộ, với SALESUP ERP của GESO, doanh nghiệp sẽ quản trị tất cả các mảng của công ty trong một hệ thống, theo quy trình tổng thể, giảm thiểu tối đa việc sai sót dữ liệu, tối ưu chi phí & lợi nhuận.
Hơn thế nữa, khả năng kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên nhờ vào tính năng truy vết dữ liệu theo các quy trình từ đầu đến cuối. Đồng thời, SALESUP ERP cũng giúp doanh nghiệp mở rộng mạng lưới kinh doanh, mở rộng các sản phẩm và dịch vụ để tiếp cận nhiều khách hàng hơn mà không bị quá tải.
Không thể phủ nhận rằng, trong thời đại 4.0, một phần mềm ERP bắt kịp xu hướng hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp tự tin triển khai quá trình chuyển đổi số, đem lại lợi ích gia tăng cho cả doanh nghiệp và khách hàng.