Cuộc sống là hành trình không ngừng trải nghiệm, học hỏi rồi trưởng thành. Nếu chỉ thiếu đi một bộ phận, rất nhiều những mắt xích khác đều rơi vào “đứt gãy”.
Nhiều người vừa bước vào xã hội đã bắt đầu phải bận rộn, bôn ba khắp nơi vì kiếm việc, kiếm tiền. Tưởng chừng rất vất vả, nhưng giá trị mà họ nhận được lại rất lớn. Tới lúc này, chúng ta mới hiểu được giá trị của một cá nhân, đối với gia đình cũng như xã hội, nên chúng ta càng thêm cố gắng để có được một sự nghiệp ổn định nhằm chứng minh giá trị kể trên.
Còn những người chỉ mong cầu sự an nhàn, ổn định thì lại quên mất rằng, trên thực tế vốn không có công việc nào là ổn định, mà chỉ có cái gọi là năng lực ổn định. Bạn phải giỏi, thì chỗ đứng của bạn mới vững chắc. Nếu bạn chỉ “vừa vừa”, vậy có rất nhiều người khác cũng “vừa vừa”, cũng có thể ngồi vào vị trí của bạn.
Chính vì thế, có rất nhiều bài học mà chỉ khi bị đào thải, bạn mới nhận ra.
01. Thất nghiệp để nhận ra: Công việc nào cũng đáng trân trọng
Nhiều người cứ mải mê theo đuổi khát vọng bản thân, muốn được tự do làm những thứ mình thích, trong khi đó vẫn muốn dư dả thời gian để nghỉ ngơi, để đi chơi. Nhưng tưởng tượng lúc nào cũng tốt hơn thực tế.
Sự tự chủ đó cũng đi kèm với những gánh nặng, chông chênh, một mình phải đương đầu.
Chẳng hạn như công việc freelance, người ngoài nhìn vào thấy toàn màu hồng, vừa tự do vừa tự chủ, nhưng bản thân người trong cuộc mới thấy những nhọc nhằn. Sự tự chủ đó cũng đi kèm với những gánh nặng, chông chênh, mà một mình họ phải đương đầu. Có đôi khi, trở thành freelancer rồi, bạn lại nhớ nhung, khao khát có thể tiếp tục làm công việc cũ. Lúc ấy, không phải ai cũng còn cơ hội để quay lại.
Lúc còn việc làm, chúng ta suốt ngày than vãn công việc mệt mỏi, tiền lương thấp, sếp đành hanh, nhưng đến lúc thất nghiệp rồi, không còn nguồn thu nhập trong tay, bạn mới hiểu công việc cũ của mình đáng quý như thế nào.
02. Thất nghiệp để nhận ra: Vị thế thực sự của mình chưa phải độc nhất vô nhị
Có những người lúc còn đi làm luôn nghĩ rằng: Năng lực của mình rất giỏi, mình có thể giải quyết tất cả các vấn đề, mình rất quan trọng, công ty không có mình thì không được…
Nhưng thực tế, thiếu bạn, công ty vẫn có người khác. Nếu công ty chưa có, họ có thể tuyển thêm.
Do đó, đánh giá quá cao bản thân, ngộ nhân năng lực của cá nhân cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến bạn tiếp tục thất nghiệp lần đầu, rồi thêm nhiều lần nữa.
03. Thất nghiệp để nhận ra: Sống trong thời bình, nhưng vẫn phải có “chiến ý”
Đó là sức chiến đấu, là ý thức cạnh tranh trong môi trường làm việc. Đừng nghĩ rằng, chỉ cần thông qua vòng tuyển dụng, bạn có thể an tâm với vị trí hiện tại.
Theo dòng phát triển của xã hội, sự cạnh tranh giữa các nhân tài ở mọi công ty càng ngày càng khắc nghiệt hơn. Những trường hợp âm thầm “giẫm đạp”, đẩy nhau xuống để thế chỗ cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
Đừng nghĩ rằng, chỉ cần thông qua vòng tuyển dụng, bạn có thể an tâm với vị trí hiện tại.
Trong guồng quay lợi ích, không ai có thể giữ sự ngây thơ. Nếu bạn còn ôm tư duy sáo mòn, không có lòng cầu tiến, trước khi bị sa thải, bạn đã tự từ bỏ vị thế của chính mình.
04. Thất nghiệp để nhận ra: Một nghề cho chín, còn hơn chín nghề
Thất nghiệp giúp chúng ta hiểu ra sự thật nếu bạn không nắm giữ thành thạo một kĩ năng nào trong tay, bạn chắc chắn bị tụt lại. Bạn muốn ra xã hội, muốn kiếm tiền, muốn có thành tựu, vậy bạn bắt buộc phải giỏi một thứ gì đó.
Người có chuyên môn dù ở đâu cũng sẽ được chú ý, cất nhắc, ưu tiên, trao cho nhiều cơ hội hơn. Còn những người vẫn còn loay hoay cái gì cũng không biết thì cuộc sống sẽ ngày càng bế tắc.
05. Thất nghiệp để nhận ra: Xã giao không phải việc “vô bổ”
Có người từng nói: Trước 30 tuổi, chúng ta dựa vào năng lực của mình để kiếm cơm, còn sau 30 tuổi, chúng ta sẽ phải nhờ vào những mối quan hệ.
Khi còn làm việc, nhất định phải tích lũy các mối quan hệ, bảo vệ và không ngừng gia tăng chúng.
Khi còn trẻ, có thể bạn sẽ không tin. Nhưng theo thời gian, tầm quan trọng của việc giao tiếp, giữ quan hệ với những người xung quanh sẽ được bộc lộ. Và giờ đây, bạn mới biết, khi còn làm việc, nhất định phải tích lũy các mối quan hệ, bảo vệ và không ngừng gia tăng chúng.
06: Thất nghiệp để nhận ra: Bản tính thực sự của một người
Bạn bè thường chia làm hai nhóm: Một nhóm bình thường vẫn rất thân thiết với bạn, nhưng ngay khi bạn gặp vấn đề, hai bên bắt đầu xa cách nhau. Một nhóm còn lại, dù liên lạc ít, nhưng chỉ cần gặp lại, tình cảm vẫn vẹn nguyên, coi nhau như người thân ruột thịt để giúp đỡ, sẻ chia.
Đây là chuyện thường gặp khi bạn cùng làm việc hoặc cùng sinh hoạt với một tập thể lớn. Chỉ là khi thất nghiệp, bạn thấy rõ bản tính của con người hơn mà thôi.
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, khi chưa chính thức tự lập, chúng ta thường sống rất cảm tính, luôn nhìn đời bằng con mắt màu hồng. Nhưng khi bước vào xã hội rồi, trải qua rất nhiều chuyện thăng trầm, chúng ta nhìn thấu bản chất sự việc và thực sự trưởng thành hơn.
Quan trọng là qua những bấp bênh, bạn vẫn giữ được thái độ kiên định, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn thậm chí còn to lớn hơn hiện tại.