Phong cách sống

Chỉ 8% số người có thể hoàn thành mục tiêu năm mới: Áp dụng tốt 5 chiêu này, năm 2023 mọi việc hanh thông, đại cát đại lợi

Chắc hẳn nhiều người đã từng nghi ngờ bản thân: Chẳng lẽ bản thân chưa đủ kỷ luật, hay là năng lực chưa đủ, hay là mình không thể làm tốt được chuyện này?

Đừng vội phủ nhận bản thân, vấn đề có thể nằm ở cách bạn thực hiện những quyết tâm trong năm mới.

Vậy thì, làm thế nào để chúng ta đưa ra một giải pháp khả thi cho những mục tiêu trong năm mới, và cũng là để tăng đáng kể cơ hội thành công?

01

Làm rõ thời điểm lập kế hoạch

Tại sao phải lập kế hoạch vào đầu năm mới?

Theo nhà kinh tế học Richard Thaler, chúng ta thường có một cảm giác lạc quan về "ranh giới rõ ràng", năm mới giống như một "khởi đầu mới", là lúc để mọi người chuyển cuộc sống của họ từ giai đoạn không hoàn hảo trong quá khứ sang giai đoạn mới, tập trung vào một kế hoạch chi tiết mới cho tương lai.

Đây là "hiệu ứng khởi đầu mới", với một khởi đầu tích cực và vui vẻ, mọi người sẽ dễ dàng thực hiện các thay đổi hơn, các mục tiêu đã đặt ra cũng dễ dàng đạt được hơn.

Lấy việc đọc sách làm ví dụ, ai cũng biết lợi ích của việc đọc sách, nhưng có bao nhiêu người thực sự duy trì thói quen đọc sách?

Nghiên cứu cho thấy rằng, đầu mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm, hay mỗi ngày lễ, số lần mọi người tìm kiếm "book list" trên Internet sẽ tăng lên, đặc biệt là trong năm mới, tỷ lệ tìm kiếm thường cao hơn 82% so với bình thường.

Không chỉ động tay tìm kiếm, mà hành động cũng trở nên siêng năng hơn. Số người đến thư viện, số người tải phần mềm đọc sách thường cao điểm vào tháng 1, sau đó giảm dần theo từng tháng.

Các thời gian cao điểm khác cũng thường vào đầu tuần, đầu tháng hay đầu mùa.

Vì vậy, năm mới là thời điểm hoàn hảo để lập kế hoạch cho những gì tiếp theo.

Chỉ 8% số người có thể hoàn thành mục tiêu năm mới: Áp dụng tốt 5 chiêu này, năm 2023 mọi việc hanh thông, đại cát đại lợi - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

02

Trước khi lập một kế hoạch mới, cần có sự nhìn nhận lại

Bất kể kết quả của kế hoạch mục tiêu trước đó như thế nào, bạn cũng không nên từ bỏ dễ dàng.

Trước khi xây dựng một kế hoạch mục tiêu mới, cần xem lại mục tiêu trước đó.

Việc này cần được cha mẹ và con cái cùng thực hiện.

Đây cũng là thời điểm tốt nhất để gần gũi con hơn.

Trước hết, để con cái điểm lại một số kỳ vọng đối với bản thân năm qua, sau đó, nói với bản thân những gì đã làm tốt và những gì chưa làm tốt trong năm vừa rồi.

Tóm tắt những thứ vốn có thể làm tốt hơn, những gì vốn có thể được thực hiện nhưng lại không được làm.

Để các bé tự suy nghĩ, phân tích nguyên nhân, tại sao lại có kết quả khác nhau như vậy.

Sau khi trẻ nhìn nhận lại mọi việc, cha mẹ có thể giao tiếp với trẻ, đưa ra quan điểm của riêng bạn về những khía cạnh mà trẻ không đề cập đến, tuy nhiên, đừng yêu cầu con bạn tiếp nhận tất cả.

Cha mẹ ở đây chỉ đóng vai trò là người gợi mở, giúp trẻ nhìn nhận bản thân một cách khách quan, toàn diện và đưa ra nhận xét toàn diện nhất có thể.

Đừng tập trung vào những kỳ vọng của riêng bạn đối với con cái, cũng đừng đánh giá con bạn theo tiêu chuẩn của riêng mình.

Sau khi nhìn nhận lại mọi thứ, trẻ mới biết được quá trình xây dựng kế hoạch mục tiêu trước đó có vấn đề gì không.

Chỉ khi giải quyết được những vấn đề này thì những kế hoạch mục tiêu đề ra trong năm mới mới có thể được thực hiện, thay vì đi vào vòng luẩn quẩn của việc đặt ra mục tiêu lặp đi lặp lại nhưng không bao giờ đạt được.

Ở bước này, sau khi trẻ hoàn thành việc nhìn nhận lại, cha mẹ cũng nên làm điều đó, xem lại những cái được và mất của bản thân trong năm qua, phân tích nguyên nhân, tổng kết những vấn đề của bản thân. Cuối cùng, hãy để con cái tham gia vào việc đánh giá đó của cha mẹ, hãy để con cái được bày tỏ quan điểm của mình với bạn, nói không chừng, bạn cũng sẽ thu được kết quả bất ngờ.

03

Dựa theo kết quả của việc nhìn nhận lại năm cũ, xác định mục tiêu năm mới

Thông qua việc nhìn nhận lại năm cũ, trẻ cũng có thể hiểu rõ hơn những gì chúng thực sự muốn. Bạn có thể khuyên con mình chỉ đặt ra một mục tiêu mà chúng mong muốn nhất và cấp bách nhất trong năm mới.

Đầu năm ai cũng nhiều tham vọng, muốn làm hết tất cả những việc mà mình chưa làm được.

Nhưng thực tế là càng đặt ra nhiều mục tiêu thì càng khó tập trung, không hoàn thành được thì càng khiến bản thân lo lắng, cuối cùng không hoàn thành tốt được việc gì.

Năm mới 2023, hãy thử thực hiện từng mục tiêu một.

Chúng ta đồng thời cũng nên cùng trẻ đặt ra một chế độ thưởng phạt.

Khi đặt ra chế độ thưởng phạt, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia, để trẻ cảm thấy mình được coi trọng.

Trong quá trình giám sát cha mẹ hoàn thành kế hoạch, hiệu quả công việc của trẻ cũng sẽ được cải thiện rất nhiều.

Chỉ 8% số người có thể hoàn thành mục tiêu năm mới: Áp dụng tốt 5 chiêu này, năm 2023 mọi việc hanh thông, đại cát đại lợi - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

04

Phân tách mục tiêu và xây dựng kế hoạch cụ thể

Khi bạn đã vạch ra kế hoạch hay mục tiêu cho năm mới, hãy phân tách nó ra, đột phá từng thứ một và nỗ lực không ngừng để biến nó thành hiện thực.

Hãy giúp trẻ biến mục tiêu của mình thành việc cần làm và có thể làm hàng ngày, khi đó khả năng hoàn thành sẽ tăng lên rất nhiều.

Bạn có thể làm một số tờ giấy kế hoạch và dán chúng trong phòng. Mỗi khi hoàn thành một kế hoạch, hãy tích dấu ✔.

Hãy để trẻ thấy rõ kết quả của những nỗ lực của chúng, biết rằng những nỗ lực của chúng không phải là vô ích và cảm nhận được cảm giác thành tựu do quá trình đó mang lại.

05

Đánh giá thường xuyên, cải thiện kế hoạch liên tục

Có thể có nhiều phụ huynh lo lắng, liệu cả năm chỉ có một mục tiêu thì có ít quá không?

Việc "đặt ra một mục tiêu" đã nói ở trên thực ra chỉ là mục tiêu ở giai đoạn này.

Sau khoảng 3 tháng, hãy đánh giá và nhìn nhận lại mục tiêu đó với con bạn, so sánh việc hoàn thành kế hoạch với kế hoạch đã lập từ đầu năm. Nếu hoàn thành, có thể đặt mục tiêu tiếp theo, nếu chưa hoàn thành, chúng ta có thể cùng nhau phân tích và tóm tắt các lý do, sau đó sửa đổi kế hoạch.

Kế hoạch được xây dựng theo cách này sẽ là khoa học và hợp lý hơn, con trẻ cũng sẽ dễ tiếp thu hơn, và khả năng đạt được mục tiêu của chúng cũng cao hơn.

Chỉ 8% số người có thể hoàn thành mục tiêu năm mới: Áp dụng tốt 5 chiêu này, năm 2023 mọi việc hanh thông, đại cát đại lợi - Ảnh 3.

06

Tạo một kế hoạch đọc sách cho cả gia đình

Muốn trẻ không ngừng học hỏi, cha mẹ cũng phải liên tục cập nhật kiến thức.

Việc lập kế hoạch đọc sách cùng con, học cùng con có ảnh hưởng quyết định đến việc nuôi dưỡng hứng thú đọc sách của trẻ.

Lập kế hoạch đọc sách cho cả gia đình: (cả cha mẹ và con cái đều cần đọc)

Theo thỏa thuận chung của cha mẹ và con cái, cha mẹ phải đọc xong một vài cuốn sách, con cái phải đọc xong một vài cuốn sách, việc chọn sách đọc sẽ căn cứ theo sở thích và nhu cầu của từng thành viên trong gia đình. Đồng thời cũng nên xây dựng một kế hoạch thưởng phạt tương ứng.

❶Bạn đọc và con bạn cũng đọc

Dành một khoảng thời gian nhất định hàng ngày hoặc hàng tuần để đọc sách.

Khi bố mẹ tắt TV và cầm sách lên đọc, trẻ thấy và cũng sẽ bắt chước, chúng cũng sẽ chọn một cuốn sách và lặng lẽ đọc nó cùng bạn.

❷Trau dồi thói quen viết ghi chú đọc

Mở một câu lạc bộ đọc sách gia đình, để bạn và con bạn viết ghi chú đọc cùng một thời điểm, chép lại những từ hay đoạn văn hay, tích lũy tài liệu cho việc viết lách hay môn tiếng Việt của con ở trường.

Ban đầu có thể sẽ khó khăn. Nếu gia đình không có thói quen đọc sách, đừng bắt con phải ghi chép lại ngay, tránh làm giảm sự nhiệt huyết ở trẻ.

Thay đổi, không bao giờ là quá muộn.

Bất kể bạn bao nhiêu tuổi hay tình hình hiện tại của bạn tồi tệ ra sao, chỉ cần bạn đặt ra mục tiêu kế hoạch và từng bước tiến lên, cuộc sống của bạn vẫn có thể xoay chuyển.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm