Tài chính

Châu lục kỳ lạ, nơi nhiều người "từ chối" nghỉ hưu: Tiền chỉ là một phần

Randstad, doanh nghiệp chuyên về tuyển dụng, cho biết cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang khiến nhiều người phải hoãn kế hoạch nghỉ hưu của họ. Tuy nhiên, những người ở châu Á sẽ tiếp tục làm việc bởi họ có những lý do khác ngoài tiền lương.

Trong khi đó, báo cáo mới nhất của Workmonitor thì cho biết chỉ một nửa số lao động được hỏi tin rằng họ có thể nghỉ hưu trước tuổi 65, giảm từ con số 61% của năm ngoái.

“Nền kinh tế toàn cầu đang chững lại, lạm phát cao và trợ cấp của chính phủ ngày càng giảm khiến nhiều người cân nhắc về việc nghỉ hưu”, Randstad cho biết.

Trong khi 70% số người được hỏi lo lắng về tiền bạc thì ở châu Á, có nhiều người cảm thấy họ không thể ngừng làm việc. 66% số người từ Ấn Độ và 61% số người Trung Quốc tham gia khảo sát coi làm việc sau tuổi nghỉ hưu là cần thiết, tăng gần gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu là 32%.

“Cho dù là để duy trì giao tiếp xã hội hay trải nghiệm những thách thức từ công việc, nhiều người lớn tuổi ở châu Á sẽ tiếp tục cống hiến không chỉ vì tiền lương. Làm việc mang lại cho họ cảm giác thân thuộc”, Randstad cho biết.

Cảm thấy có giá trị và được tôn trọng

Randstad cho biết các lao động lớn tuổi ở châu Á tiếp tục làm việc vì họ cảm thấy “có trách nhiệm với ông chủ của mình”. Báo cáo cho thấy 21% người lao động ở châu Á cho biết họ sẽ tiếp tục làm việc nếu cảm thấy công ty vẫn cần mình, cao hơn hẳn tỷ lệ 12% trên toàn cầu.

Sander van 't Noordende, Giám đốc điều hành của Randstad, cho biết: “Các yếu tố văn hóa đóng vai trò quan trọng ở đây. Người lao động cảm thấy họ cần tiếp tục làm việc bởi có một công việc ổn định sẽ khiến họ cảm thấy được đồng nghiệp đánh giá cao và tôn trọng”.

Tuy nhiên, sự bùng nổ kinh tế ở các quốc gia châu Á cũng như nhu cầu tuyển dụng tăng theo cấp số nhân cũng góp phần khiến người lao động ở châu Á muốn làm việc sau tuổi nghỉ hưu cao hơn hẳn so với phần còn lại của thế giới. Châu Á là quê nhà của 3 trong số 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Ngoài ra, đa phần người lao động ở các nước châu Á coi công việc là một phần quan trọng trong cuộc sống của họ. Ví dụ, 89% người lao động Trung Quốc và 90% người lao động Ấn Độ coi điều này là đúng, cao hơn gần 20% so với mức trung bình toàn cầu.

Điều này có ý nghĩa gì với các nhà tuyển dụng?

Van 't Noordende cho biết bất kể người lao động làm việc ở đâu, họ đều mong muốn được đáp ứng các nhu cầu như công việc an toàn, linh hoạt, toàn diện và ổn định về kinh tế. Mọi người sẽ cảm thấy công ty là nhà nếu như họ được đền đáp khoản phúc lợi tương ứng để cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống.

“Điều này đặc biệt đúng với thế hệ trẻ, những người đang kiếm tìm sự hài lòng trong công việc hơn là tiền lương”, Van 't Noordende nói.

Đi cùng với đó, người lao động cũng sẵn sàng nhảy việc nếu các nhu cầu của họ không được đáp ứng.

Cuối cùng, do sự thay đổi nhân khẩu học diễn ra nhanh và mạnh mẽ ở châu Á dẫn tới tình trạng khan hiếm nhân lực, buộc các công ty phải linh hoạt hơn các chính sách nhằm tuyển dụng những người đã ở độ tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn muốn làm việc, có thể là bán thời gian.

Tham khảo: CNBC

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Doanh nghiệp địa ốc phá sản, giải thể tăng mạnh

Bộ Xây dựng nhận định, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (BĐS) đang gặp nhiều trở ngại do khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu và huy động vốn của khách hàng…

Bỏ sổ hộ khẩu, người mua bán nhà đất cần nhớ điều này để tránh không chuyển nhượng được “sổ đỏ”

Kể từ ngày 1-1-2023, sổ hộ khẩu hết giá trị sử dụng. Trước đó, sổ hộ khẩu là một trong giấy tờ quan trọng trong quá trình chuyển nhượng "sổ đỏ". Vậy khi bỏ sổ hộ khẩu, người mua bán nhà đất cần chuẩn bị giấy tờ như thế nào cho ngày chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất?