Tài chính

Chẳng có gì ngoài cát nóng và nắng thiêu đốt, nơi này giờ đã hiện thực hoá ước mơ “vươn tới bầu trời”

Những tòa nhà chọc trời xứng đáng được lưu danh sử sách như Burj Khalifa và nhiều dự án phát triển đầy tham vọng như Đảo Cọ là minh chứng cho khát vọng vươn lên của Dubai, một thành phố say mê làm mới mình và phát triển nhanh với tốc độ "bất khả thi". Với lịch sử lâu đời của bộ lạc Bedouin và sức hấp dẫn mà những người từ khắp nơi trên thế giới mang đến, Dubai là "độc nhất vô nhị".

Dubai cùng các tiểu vương quốc láng giềng đã thành lập Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) vào tháng 12/1971. Vào thời điểm đó, không ai có thể lường trước được sự phát triển của nơi đây. Cho đến một ngày, người ta tìm thấy dầu bên dưới khu vực này. Cũng chính từ thời khắc ấy, sự giàu có không thể tưởng tượng được đã dần đến với góc yên tĩnh trong nhiều thế kỷ của thế giới Ả Rập, biến thành một vùng đất hiện đại hơn, với những điều tốt đẹp mà trước kia chỉ có thể thấy ở trong khoa học viễn tưởng.

Chẳng có gì ngoài cát nóng và nắng thiêu đốt, nơi này giờ đã hiện thực hoá ước mơ “vươn tới bầu trời” - Ảnh 1.

Dầu mỏ đã thay đổi mọi thứ. Từ cuối những năm 1960, Dubai bắt đầu phát triển, trở thành một cảng lớn và trung tâm thương mại

Tuy nhiên, để sa mạc khô cằn trỗi dậy thành một cường quốc toàn cầu, nơi này cũng phải trả giá rất nhiều, một phần là bởi lịch sử hiện đại của nó không bắt đầu bằng kính và thép mà là bằng chất liệu gỗ khiêm tốn – những chiếc thuyền buồm.

Nhánh sông lịch sử

Sultan Ahmed bin Sulayem là một trong những gương mặt ưu tú góp phần không nhỏ vào sự phát triển của Dubai. Vào những năm 1970, ông bắt đầu sự nghiệp bằng việc đảm nhiệm chức vụ thanh tra hải quan tại một cảng khi đó vẫn luôn ngủ yên. Sau bao nỗ lực, hiện ông đã trở thành Giám đốc điều hành của DP World, một trong những công ty hậu cần đa quốc gia lớn nhất thế giới của Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có trụ sở tại Dubai.

Đối với ông, sự trỗi dậy của Dubai về bản chất có liên quan đến tinh thần buôn bán của các bộ lạc Bedouin, những người đã gọi nơi này là quê hương trong nhiều thế kỷ, cũng như những chiếc thuyền buồm luôn miệt mài "kiếm ăn" tại các vùng nước xung quanh thành phố. Không nơi nào chất chứa nhiều minh chứng cho sự nỗ lực hơn nhánh sông nhộn nhịp nơi ông làm việc cách đây nhiều năm.

"Tôi nhớ những thùng hàng hóa được hạ tải", ông kể lại. "Lốp xe, phụ tùng, các sản phẩm bằng nhựa, thực phẩm. Rất nhiều thứ khác nữa. Bởi vì đây là trái tim của Dubai, là nơi các thương gia tụ hội, và cũng là nơi các giao dịch diễn ra". Tuy dầu mỏ đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại sự giàu có cho Dubai, nhưng chính tư duy của các nhà kinh doanh đã giúp khu vực phát triển mạnh mẽ, ông bin Sulayem nhận định. "Đó là tinh thần của thương mại và thương nhân", ông nói. "Giao dịch, thương mại, hoài bão, niềm tin".

Ông chỉ vào những chiếc thuyền gỗ truyền thống chen chúc giữa nhánh sông. "Chúng có thể vận chuyển từ 500 tấn lên 1.000 tấn hàng hóa đến Ấn Độ, Iran và Châu Phi". Chính những chiếc thuyền này và hàng hóa mà chúng mang theo đã giúp đặt nền móng cho một thành phố hiện đại sừng sững phía chân trời.

Chẳng có gì ngoài cát nóng và nắng thiêu đốt, nơi này giờ đã hiện thực hoá ước mơ “vươn tới bầu trời” - Ảnh 2.

Thành phố chậm rãi được hình thành trên sa mạc. Những tòa nhà thấp bé trong những năm 1970 được tiếp nối bởi những tòa nhà chọc trời đầu tiên của những năm 1980 và 1990. Sau khi chuyển giao thế kỷ, thành phố bắt đầu thực sự "vươn tới bầu trời"

Việc bin Sulayem thúc đẩy tạo ra một cảng tự do ở Dubai đã góp phần cho sự bùng nổ thương mại trong những năm 1980 và 1990. Nhờ có cảng này, các công ty đa quốc gia, các tập đoàn khách sạn và cả du khách mới có thể dễ dàng đến đây, tạo nên một nền kinh tế độc đáo theo cách của họ. Tuy nhiên, theo ông, chính sự kiên trì của người dân và những con thuyền buôn bán truyền thống mới là yếu tố chính dẫn tới sự thành công liên tục của thành phố.

Ông kể: "Chúng tôi sống trên sa mạc. Người dân sa mạc rất cứng cỏi. Tôi nhớ khi tôi còn nhỏ, vì không có nước nên chúng tôi phải đi bộ một quãng đường dài để lấy nước. Dù không dễ dàng, nhưng chúng tôi đã sống sót. Và làm thế nào để tồn tại? Sự nghèo khó là mẹ đẻ của các phát minh và mọi thứ ở Dubai đều đã được đổi mới".

Diện mạo mới

Thật vậy, sự đổi mới len lỏi ở khắp mọi nơi trên mảnh đất Dubai. Điển hình như Burj Khalifa, với độ cao 828 mét, đây là tòa nhà cao nhất thế giới kể từ khi hoàn thành vào năm 2008. Tòa nhà giờ đây có thể giúp khu vực sánh ngang với New York và Singapore về cả triển vọng phát triển và trình độ. Các chuyên gia có thể tranh luận về chất lượng của kiến ​​trúc Dubai, nhưng không thể phủ nhận sự ấn tượng của nó.

Khalifa, Tháp Đôi Emirates và Al Yaqoub trông giống "Big Ben" là những biểu tượng không thể thay thế của thành phố. Bên cạnh đó, Quần đảo Cọ nhân tạo đã trở thành địa điểm lý tưởng cho những kỳ nghỉ sang trọng.

Chẳng có gì ngoài cát nóng và nắng thiêu đốt, nơi này giờ đã hiện thực hoá ước mơ “vươn tới bầu trời” - Ảnh 3.

Nhiếp ảnh gia Ramesh Shukla đến Dubai là một trong số nhiều người di cư đến tiểu vương quốc này với hy vọng kiếm kế sinh nhai cho mình

Ramesh Shukla đã tận mắt chứng kiến ​​tất cả sự thay đổi khó tin này. Là một nhiếp ảnh gia, Shukla xuất phát từ Mumbai, đến Dubai vào năm 1965 với chưa đầy 1 USD trong túi. "Tôi đến đây với 50 cuộn phim và chiếcmáy ảnh của mình", ông nói. "Khi tôi mới đến, chẳng có gì cả. Không có đường xá, chỉ có sa mạc. Tôi cảm thấy đó không phải là một thành phố hiện đại. Nơi tôi ở không có nước máy và cũng không có điện. Không có gì cả. Đây là hiện thực cuộc sống. Rất đơn sơ. Tôi bắt đầu chụp lại cuộc sống này".

Chẳng có gì ngoài cát nóng và nắng thiêu đốt, nơi này giờ đã hiện thực hoá ước mơ “vươn tới bầu trời” - Ảnh 4.

Nhiếp ảnh gia Ramesh Shukla đã chứng kiến ​​Dubai phát triển từ sa mạc hoang vu trở thành một đô thị hiện đại trong nửa thế kỷ qua

Trong suốt 5 thập kỷ sau đó, Shukla đã ghi lại sự ra đời của đô thị sa mạc này.

Chẳng có gì ngoài cát nóng và nắng thiêu đốt, nơi này giờ đã hiện thực hoá ước mơ “vươn tới bầu trời” - Ảnh 5.

Trước khi tìm ra dầu mỏ vào năm 1966, nền kinh tế của Dubai chủ yếu dựa vào buôn bán, đánh bắt cá và mò ngọc trai

Chẳng có gì ngoài cát nóng và nắng thiêu đốt, nơi này giờ đã hiện thực hoá ước mơ “vươn tới bầu trời” - Ảnh 6.

Khi chưa trở nên thực sự giàu có, Dubai vẫn là một thành phố tương đối nhỏ, không khác mấy so với thời điểm nó chỉ là một làng chài đơn sơ

Chẳng có gì ngoài cát nóng và nắng thiêu đốt, nơi này giờ đã hiện thực hoá ước mơ “vươn tới bầu trời” - Ảnh 7.

Trước khi trở nên giàu có nhờ dầu mỏ, Dubai chỉ là một cảng ngủ yên. Khoảnh khắc này được nhiếp ảnh gia Shukla chụp lại, gia súc đang vận chuyển trên một chiếc thuyền nhỏ

Chẳng có gì ngoài cát nóng và nắng thiêu đốt, nơi này giờ đã hiện thực hoá ước mơ “vươn tới bầu trời” - Ảnh 8.

Ngày nay, dọc theo các bờ sông của Dubai là những bất động sản hàng đầu nhìn ra các quần thể đảo nhân tạo rộng lớn. Ít ai có thể tưởng tượng được hoàn cảnh của những người dân tại đây trước kia.

Chẳng có gì ngoài cát nóng và nắng thiêu đốt, nơi này giờ đã hiện thực hoá ước mơ “vươn tới bầu trời” - Ảnh 9.

Sân bay quốc tế của Dubai hiện là trung tâm hàng không hiện đại của khu vực, là một trong những sân bay bận rộn nhất thế giới vào lúc trước khi Covid-19 lây lan. Điều này khác xa so với những ngày sân bay được điều khiển thông qua toà tháp nhỏ này.

Nhưng có lẽ bức ảnh nổi tiếng nhất của ông là cảnh các tộc trưởng từ các tiểu vương quốc của UAE trong ngày đất nước được thành lập vào tháng 12/1971. Đó là bức ảnh ghi lại sự khởi đầu của một Dubai với "diện mạo mới" và trở thành biểu tượng của Spirit of the Union, xuất hiện trên khắp UAE.

Chẳng có gì ngoài cát nóng và nắng thiêu đốt, nơi này giờ đã hiện thực hoá ước mơ “vươn tới bầu trời” - Ảnh 10.

Bức ảnh nổi tiếng nhất của Shukla là về những tộc trưởng của các tiểu vương quốc thuộc UAE trong ngày đất nước được thành lập vào tháng 12/1971

Nguồn: Tổng hợp

Cùng chuyên mục

Đọc thêm