Tài chính

Case study ‘kỳ lân’ Insider: Những bài học quý cho startup Việt muốn ‘mang chuông đi đánh xứ người’

Năm 2017, Jack Nguyễn đã nhận lời Insider rời Singapore về Việt Nam để khai phá thị trường cho ‘kỳ lân’ này. Sau 5 năm, Giám đốc điều hành Đông Nam Á này đã giúp Insider có được một vị thể vững chắc trên thị trường digital makerting tại Việt Nam.

Cụ thể hơn, hiện Insider có khoảng 120 khách hàng là doanh nghiệp đầu ngành, trừ năm đầu tiên, 4 năm tiếp theo, mỗi năm tăng trưởng 80% đến 100%. Khách hàng tiêu biểu của Insider tại thị trường Việt Nam có thể kể đến: Bamboo Airways, Vietnam Airlines, Sơn Kim Group, VinGroup, Viettel Group, ứng dụng đặt xe BE, FPT shop, The Body Shop…

Trong năm nay, mục tiêu của Insider là tăng lượng khách hàng lên 200, còn nếu Insider Việt Nam cũng theo kế hoạch chung của toàn Tập đoàn, thì sẽ tăng trưởng 200% trong 3 năm tới.

Đặc biệt, ông Jack Nguyễn và Insider đánh giá rất cao các tài năng công nghệ Việt Nam, nên trong tương lai, ‘kỳ lân’ này có thể sẽ tuyển dụng nhiều nhân sự tại đây để biến Việt Nam trở thành một trung tâm công nghệ thứ 2 của Insider. Hơn nữa, nếu thấy startup nào trong ngành này ở Việt Nam có tiềm năng, họ sẵn sàng đầu tư.

Theo đó, Việt Nam là thị trường quan trọng nhất của Insider trong khu vực Đông Nam Á, nên họ có thể đầu tư khoảng 25% số vốn đã gọi được ở đây. Insider vừa kết thúc vòng gọi vốn Series D với giá trị deal 121 triệu USD.

Theo đó, định giá của Insider sẽ vào khoảng 1,22 tỷ USD, chính thức trở thành B2B SaaS Unicorn (‘kỳ lân’ công nghệ B2B SaaS) thứ 2 tại châu Á. Theo Crunchbase, Insider đang là 1 trong 9 ‘kỳ lân’ B2B SaaS của thế giới,lớn thứ năm ở Hoa Kỳ, thứ tư ở châu Âu, thứ hai ở châu Á và đứng đầu ở Mỹ Latinh.

Case study ‘kỳ lân’ Insider và những bài học quý báu cho các startup Việt Nam khi muốn ‘mang chuông đi đánh xứ người’ - Ảnh 1.

Để có được những thành tựu nói trên ở thị trường Việt Nam, Insider đã trải qua rất nhiều thứ. Cách đây 5 năm, khi vào thị trường Việt Nam, Insider chưa lớn mạnh như bây giờ và gặp rất nhiều khó khăn. Họ đã phải vượt qua rất nhiều rào cản lớn – như bất cứ công ty khởi nghiệp nào khi muốn thâm nhập vào một thị trường mới ở khu vực Đông Nam Á.

"Trong năm đầu tiên đến Việt Nam, lúc đó Insider chỉ mới làm quen với thị trường và đang nghiên cứu – tìm kiếm các số liệu, đi điều nghiên thực tế, song công ty mẹ vẫn quyết định đầu tư bài bản về cơ sở vật chất, nhân sự lẫn công nghệ. Việc dù chưa có doanh thu nhưng vẫn được công ty mẹ đổ tiền là một tiền lệ chưa từng có ở thị trường khởi nghiệp Việt Nam thời điểm đó. Hơn nữa, đội ngũ tại Việt Nam cũng được Ban lãnh đạo Insider trao quyền rất lớn.

Nên có thể nói, tư duy trao quyền vào đầu tư bài bản vào bản địa ngay từ đầu của các Founder Insider ngay từ đầu đã giúp tôi vượt qua được rào cảng đầu tiên khi scale-up vào thị trường Việt Nam, để có thể xây dựng được danh mục khách hàng đáng tự hào như ngày hôm nay", anh Jack Nguyễn chia sẻ với chúng tôi.

Thứ hai, không như các thị trường khác trong khu vực APAC, Đông Nam Á khá đặc thù. Văn hóa của Úc – Mỹ có thể giống nhau, nhưng từng mỗi nước trong khu vực Đông Nam Á lại khá khác nhau.

Nhân viên tại Singapore có những mong muốn và ưu tiên khác nhân viên tại Thái Lan, Việt Nam. Hay nói cách khác, động lực cống hiến của mỗi nhân viên tại mỗi quốc gia khác nhau. Hơn nữa, mong đợi của đối tác khách hàng ở mỗi nước trong khu vực Đông Nam Á cũng không giống nhau, mục tiêu chuyển đổi số cũng khác nhau.

Thế nên, tại khu vực Đông Nam Á, nếu không thuê được quản lý bản địa, thì rất khó để quản lý thị trường và nhân sự.

Case study ‘kỳ lân’ Insider và những bài học quý báu cho các startup Việt Nam khi muốn ‘mang chuông đi đánh xứ người’ - Ảnh 2.

Jack Nguyễn - Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của Insider.

Thứ ba, Insider luôn tìm cách cải tiến và chuyển đổi vận hành nội bộ. Bài toán nhân sự quan trọng của chúng tôi là làm sao có thể quy hoạch nhân sự vừa bảo đảm vận hành kinh doanh hiện tại và cả trong tương lai. Chúng tôi không muốn ‘nước đến chân mới nhảy’, mà luôn có sự chuẩn bị trước 1 đến vài năm.

Ví dụ, mục tiêu của Insider là đạt 200 khách hàng vào cuối năm nay, thì trước đó 2 đến 3 năm chúng tôi đã phải lên kế hoạch kiểu: để phục vụ từng đó khách hàng, mình cần bao nhiêu nhân sự và chất lượng như thế nào, sau đó bắt đầu tuyển dụng, đào tạo những gì còn thiếu – yếu. Hơn nữa, quy trình sẽ phải thay đổi như thế nào để phù hợp với lượng khách hàng – nhân sự quy mô đó.

"Nếu không chuẩn bị kỹ về lực lượng nhân sự, việc scale-up quá nhanh trong 3 đến 4 năm đầu tiên ở thị trường mới có thể giết chết start-up non trẻ", Giám đốc điều hành Đông Nam Á của Insider khẳng định.

Cuối cùng, càng lớn mạnh càng gọi nhiều tiền thì áp lực của các startup càng khủng khiếp. Tăng trưởng nhân đôi ở giai đoạn bây giờ khó khăn gấp chục lần gấp đôi lúc mới khởi nghiệp. Tuy nhiên, dù có như thế nào, doanh nghiệp cũng không được để áp lực từ bản thân ảnh hưởng xấu đến khách hàng đầu cuối. Bạn không thể nói là ‘vì tôi thiếu người nên không thể hỗ trợ anh chị tốt hoặc vì tôi nhiều khách hàng quá nên có sự lầm lẫn’.

Cũng theo anh Jack Nguyễn, việc gọi vốn từ Series C lên D thành công đã đòi hỏi nỗ lực lớn từ 2 chiều là đội ngũ lẫn Ban lãnh đạo. Nhưng, Insider phải phục vụ khách hàng tốt hơn, khiến thị trường phát triển nhanh hơn và có thêm nhiều khách hàng, thì số tiền kêu gọi được mới có ý nghĩa.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm