Kinh doanh

Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng sáp nhập, "siêu thành phố" ở ĐBSCL mạnh cỡ nào?

Tóm tắt:
  • Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng sẽ hợp nhất thành "siêu thành phố" ở Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Quy mô GRDP của Cần Thơ đạt 119.377 tỷ đồng, gần bằng tổng GRDP của Sóc Trăng và Hậu Giang.
  • Cần Thơ dẫn đầu về thu ngân sách nội địa với 10.843,3 tỷ đồng, cao hơn tổng thu của Sóc Trăng và Hậu Giang.
  • GRDP bình quân đầu người của Cần Thơ là 94,8 triệu đồng, thấp hơn mức bình quân cả nước.
  • Kim ngạch xuất khẩu của Cần Thơ và Sóc Trăng tương đương, nhưng đều giảm so với năm 2022.

Trung ương đã đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố. Trong đó, hợp nhất Thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang. Tên mới dự kiến là Thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại TP Cần Thơ hiện nay.

Đây sẽ là 1 trong 6 thành phố trực thuộc Trung ương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh ở nước ta.

Mới đây, ông Trương Cảnh Tuyên - Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, đã ký công văn gửi UBND tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang về việc tuyên truyền và tổ chức lấy ý kiến cử tri đối với dự thảo đề án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Các địa phương sẽ hoàn thiện hồ sơ gửi về UBND TP Cần Thơ trước ngày 20/4.

Cả 3 địa phương này đều nằm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với thế mạnh về phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ. Sau khi sáp nhập tỉnh, Cần Thơ sẽ là "siêu thành phố" ở khu vực này.

Theo số liệu sơ bộ của Cục Thống kê, quy mô GRDP (Tổng sản phẩm trên địa bàn) theo giá hiện hành năm 2023 của Thành phố Cần Thơ đạt 119.377 tỷ đồng, gần bằng tổng quy mô GRDP của Sóc Trăng (72.472 tỷ đồng) và Hậu Giang (59.809 tỷ đồng).

Cơ cấu GRDP của 3 địa phương này có sự khác biệt đáng kể. Cụ thể, ở Cần Thơ, khu vực dịch vụ chiếm áp đảo với tỷ lệ 52,62% trong cơ cấu GRDP; tại Sóc Trăng, khu vực nông lâm thuỷ sản chiếm 41,63%, dịch vụ 38,78%.

Trong khi ở Hậu Giang có sự phân bổ tương đối đồng đều khi lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,02%, nông lâm thuỷ sản chiếm 21,54% và dịch vụ là 33,16%.

Xét về thu ngân sách nội địa, thống kê sơ bộ cho thấy, TP Cần Thơ dẫn đầu nhóm địa phương này với mức thu 10.843,3 tỷ đồng năm 2023, cao hơn mức thu ngân sách nội địa của Sóc Trăng (4.864,5 tỷ đồng) và Hậu Giang (5.524,6 tỷ đồng) cộng lại.

Còn về GRDP bình quân đầu người, theo số liệu sơ bộ năm 2023, TP Cần Thơ đạt 94,8 triệu đồng/người/năm; Hậu Giang là 82,1 triệu đồng và đứng cuối trong nhóm này là Sóc Trăng đạt 60,5 triệu đồng/người/năm.

Dù vậy, mức GRDP bình quân đầu người của 3 địa phương này đều thấp hơn so với mức bình quân cả nước (102,9 triệu đồng/người/năm). 

Ngoài ra, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của 3 địa phương thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long này cũng khá khiêm tốn.

Theo thống kê sơ bộ năm 2023, Cần Thơ có 3 dự án được cấp phép với vốn FDI đăng ký đầu tư là 64 triệu USD và vốn thực hiện là 103,8 triệu USD; Sóc Trăng có 1 dự án, vốn đăng ký 90,8 triệu USD, vốn thực hiện chỉ 0,6 triệu USD.

Tương tự, Hậu Giang cũng chỉ có 1 dự án được cấp phép với vốn FDI đăng ký là 23,6 triệu USD, trong khi vốn thực hiện là 0.

Trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá, kim ngạch xuất khẩu của Cần Thơ và Sóc Trăng trong năm 2023 khá tương đồng, lần lượt đạt 1.585,4 triệu USD và 1.507 triệu USD, còn Hậu Giang dừng ở 606 triệu USD.

Tuy nhiên, so với năm 2022 thì kim ngạch xuất khẩu năm 2023 của Cần Thơ giảm 7,6%; Hậu Giang giảm 13% và Sóc Trăng cũng giảm nhẹ 0,6%.

(Bài viết sử dụng dữ liệu từ Tư liệu kinh tế - xã hội 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 2019-2023; số liệu trong Niên giám thống kê năm 2023 của Cục Thống kê; Báo cáo thống kê sơ bộ xuất nhập khẩu của Cục Hải quan).

Trước khi sáp nhập, quy mô kinh tế Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định có gì đặc biệt?

Trước khi sáp nhập, quy mô kinh tế Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định có gì đặc biệt?

Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định sẽ về sáp nhập, dự kiến lấy tên là tỉnh Ninh Bình. Vậy, quy mô kinh tế 3 địa phương này ra sao trước khi về dưới một mái nhà?
Sau sáp nhập, hình thành 'siêu' thành phố quy mô 2,5 triệu tỷ, góp 26% ngân sách

Sau sáp nhập, hình thành 'siêu' thành phố quy mô 2,5 triệu tỷ, góp 26% ngân sách

Sau khi sáp nhập, một 'siêu thành phố' sẽ hình thành, với quy mô kinh tế chiếm khoảng 24% GDP cả nước và đóng góp hơn 26% vào ngân sách quốc gia.
Trước sáp nhập, bất ngờ quy mô kinh tế của Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hoà Bình

Trước sáp nhập, bất ngờ quy mô kinh tế của Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hoà Bình

Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố. Vậy trước hợp nhất 3 tỉnh làm 1, quy mô kinh tế của Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hoà Bình ra sao?

Các tin khác

Tỷ phú Elon Musk lại nhận tin buồn

Sự sụt giảm mạnh về doanh số, lo ngại từ nhà đầu tư về hình ảnh thương hiệu và tác động từ chính trị đang phủ bóng lên tương lai của hãng xe điện Tesla.

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng doanh nghiệp.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Giá SJC xô đổ mọi kỷ lục, nhiều người chen chân mua vàng nhẫn

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá vàng miếng SJC lên mức 108 triệu đồng/lượng - mức cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, trên thị trường vàng miếng SJC dường như ngừng giao dịch. Trong khi đó, giá vàng nhẫn thấp hơn vàng miếng từ 1,7 - 2,2 triệu đồng/lượng đang tấp nập, nhiều người xếp hàng cả buổi chỉ để mua 1 chỉ.

Tin xem nhiều