Thời sự

Cận cảnh huyện duy nhất giáp biển ở TP. HCM được đề xuất lên quận


Cận cảnh huyện duy nhất giáp biển ở TP. HCM được đề xuất lên quận - Ảnh 1.

Huyện Cần Giờ nằm cách TP. HCM 50 km về phía Đông Nam, là huyện duy nhất giáp biển (23 km) và có diện tích lớn nhất thành phố: 704,22 km2. Mặc dù tách biệt, Cần Giờ lại có vị trí chiến lược đặc thù khi giáp với các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và biển Đông. Đầu năm 2022, dựa vào các thông số như dân số, diện tích, phát triển kinh tế - xã hội… Sở Nội vụ đánh giá Cần Giờ đạt 19/30 tiêu chí lên quận.

Cận cảnh huyện duy nhất giáp biển ở TP. HCM được đề xuất lên quận - Ảnh 2.

Nhận được nhiều sự đầu tư lớn từ Trung ương và các bộ ngành, diện mạo của huyện Cần Giờ dần được cải thiện. Trong ảnh là phà Bình Khánh hoạt động trên sông Soài Rạp, kết nối giao thông huyện Cần Giờ với khu vực phía nam TP. HCM. Ngoài ra, dự án cầu Cần Giờ dài 3.678 m, rộng 6 làn xe, tổng mức đầu tư dự án 9.982 tỷ đồng, được đề xuất đầu tư trong giai đoạn 2023-2028. Khi hoàn thành, cầu Cần Giờ sẽ thay thế cho phà Bình Khánh để đáp ứng nhu cầu giao thông trong khu vực.

Cận cảnh huyện duy nhất giáp biển ở TP. HCM được đề xuất lên quận - Ảnh 3.

Cầu Bình Khánh bắc ngang qua sông Soài Rạp với tổng mức đầu tư hơn 2.800 tỷ đồng, thuộc dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành (băng qua huyện Cần Giờ). Đây là cây cầu có tĩnh không thông thuyền cao nhất Việt Nam (55 m). Cầu Bình Khánh sau khi hoàn thành sẽ bắc qua sông Soài Rạp và là luồng hàng hải cho tàu biển 30.000 – 50.000 tấn lưu thông về TP.HCM.

Cận cảnh huyện duy nhất giáp biển ở TP. HCM được đề xuất lên quận - Ảnh 4.

Trong giai đoạn 2015-2020, huyện Cần Giờ đưa vào sử dụng 438 công trình kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, giải quyết cơ bản các nhu cầu dân sinh trên địa bàn. Trong ảnh là tuyến đường Rừng Sác dài 31 km, có 6 làn xe, đạt tiêu chuẩn đường cấp 1, được thông xe vào năm 2011 với tổng kinh phí thực hiện hơn 1.500 tỷ đồng.

Cận cảnh huyện duy nhất giáp biển ở TP. HCM được đề xuất lên quận - Ảnh 5.

Công trình công cộng như trường THPT Cần Thạnh (thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ) và Trung tâm Y tế huyện Cần Giờ được xây dựng khang trang. Đặc biệt, một phần khu chức năng của Trung tâm Y tế huyện Cần Giờ đã được chuyển đổi thành bệnh viện điều trị bệnh nhân mắc Covid-19.

Cận cảnh huyện duy nhất giáp biển ở TP. HCM được đề xuất lên quận - Ảnh 6.

Cần Giờ có diện tích đất lâm nghiệp là 32.109ha, chiếm 46,45% diện tích toàn huyện; đất sông rạch là 22.850ha, bằng 32% diện đất toàn huyện. Ngoài ra, địa phương này còn có trên 5.000 ha diện tích trồng lúa, cây ăn trái, cây cối và làm muối. Đặc điểm nổi bật về thổ nhưỡng của Cần Giờ là phèn và mặn. Vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo, trong đó chủ yếu là cây đước, cây bần, mắm…

Cận cảnh huyện duy nhất giáp biển ở TP. HCM được đề xuất lên quận - Ảnh 7.

Cơ cấu ngành nghề trên địa bàn huyện đa dạng, phong phú về nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và dịch vụ. Hiện nay, nhiều người dân Cần Giờ vẫn len lỏi giữa những gốc bần, gốc đước chằng chịt của cánh rừng Sác để mưu sinh bằng cách săn bạch tuộc, chem chép, ba khía…

Cận cảnh huyện duy nhất giáp biển ở TP. HCM được đề xuất lên quận - Ảnh 8.

Ngoài ra, Cần Giờ còn nổi tiếng bởi nghề làm muối. Từ lâu, những hạt muối được sản xuất tại xã Cần Thạnh (huyện Cần Giờ) đã đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu qua thị trường châu Âu, EU...

Cận cảnh huyện duy nhất giáp biển ở TP. HCM được đề xuất lên quận - Ảnh 9.

Trong những năm gần đây, diêm nghiệp tại huyện có sự chuyển đổi mô hình từ sản xuất truyền thống sang sản xuất theo phương thức kết tinh trên ruộng trải bạt, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Cận cảnh huyện duy nhất giáp biển ở TP. HCM được đề xuất lên quận - Ảnh 10.

Hoạt động khai thác hải sản của người dân Cần Giờ còn nhỏ lẻ, đa phần dùng tàu nhỏ để đánh bắt.

Cận cảnh huyện duy nhất giáp biển ở TP. HCM được đề xuất lên quận - Ảnh 11.

Nhờ giáp biển và sông, rạch, hải sản ở Cần Giờ phong phú, tươi ngon. Chợ hải sản Hàng Dương (xã Long Hoà, huyện Cần Giờ) là một trong những chợ hải sản nổi tiếng và được rất nhiều du khách ghé qua.

Cận cảnh huyện duy nhất giáp biển ở TP. HCM được đề xuất lên quận - Ảnh 12.

Tuy giao thông cách trở, hạ tầng, kinh tế chưa có nhiều điểm nổi bật, giá đất ở Cần Giờ đang tăng nhanh. Thông tin huyện Cần Giờ được định hướng lên quận (hoặc thành phố trực thuộc TP. HCM) cộng với đề án cầu Cần Giờ nối huyện với khu nội đô đã tác động đến thị trường bất động sản, khiến nhiều nhà đầu tư đổ về đây mua đất.

Cận cảnh huyện duy nhất giáp biển ở TP. HCM được đề xuất lên quận - Ảnh 13.

Ngoài ra, ngày 12/6/2020, dự án Khu đô thị - du lịch lấn biển Cần Giờ (xã Long Hoà và thị trấn Cần Thạnh) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương mở rộng, quy mô từ 600 ha lên 2.870 ha.

Cận cảnh huyện duy nhất giáp biển ở TP. HCM được đề xuất lên quận - Ảnh 14.

Bên cạnh đó, UBND TP. HCM đã quan tâm, chỉ đạo huyện Cần Giờ xây dựng đề án phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái trong tương lai.

Cận cảnh huyện duy nhất giáp biển ở TP. HCM được đề xuất lên quận - Ảnh 15.

Đặc biệt, nằm giữa biển Cần Giờ là xã đảo Thạnh An với nét đẹp hoang sơ, bao quanh bởi rừng ngập mặn. Hiện xã đảo có 1.131 hộ dân sinh sống với hơn 4.500 nhân khẩu; có lực lượng vũ trang đóng quân. Thời gian gần đây, xã đảo Thạnh An được nhiều người biết đến như là một địa điểm du lịch yên bình, thoải mái gần thành phố.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm