Tài chính

Các khoản rót tiền ‘nặng đô’ của giới đầu tư thế giới: ‘Sương sương’ là phi trường to bằng 25 sân bóng đá, mạnh tay thì xây ‘thành phố thép’ 86 tỷ USD

Những dự án xây dựng trên thế giới thường được kỳ vọng sẽ giúp mạng lưới giao thông tốt hơn, cải thiện môi trường và thúc đẩy kinh tế cho khu vực. Trong tương lai, nhiều quốc gia đang có kế hoạch triển khai các khoản đầu tư “nặng đô”. Ví dụ như Forest City ở Malaysia, siêu dự án khu đô thị 100 tỷ USD khiến cả thế giới phải ngước nhìn, dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2035.

Nhưng những năm trở về trước, kể từ khi bước sang thế kỷ 21, thế giới đã có nhiều công trình xây dựng “đắt đỏ” và hiện đại bậc nhất, cho thấy mức độ “chịu chi” và tầm nhìn của các nhà đầu tư lớn.

1. Mỏ dầu Kashagan - 116 tỷ USD

Các khoản rót tiền ‘nặng đô’ của giới đầu tư thế giới: ‘Sương sương’ là phi trường to bằng 25 sân bóng đá, mạnh tay thì xây ‘thành phố thép’ 86 tỷ USD - Ảnh 1.

Mỏ dầu Kashagan

Mỏ dầu ngoài khơi Kashagan là một trong những mỏ dầu lớn nhất thế giới về khả năng bơm dầu thô. Mỏ dầu này có khả năng sản xuất ở mức 400.000 thùng/ngày.

Dự án xây dựng mỏ dầu này được đầu tư và khai thác bởi các tập đoàn Total, Shell, Exxon Mobil, China National Petroleum Corp., INPEX, KazMunaiGas và Agip KCO.

2. Thành phố kinh tế Quốc vương Abdullah - 86 tỷ USD

Các khoản rót tiền ‘nặng đô’ của giới đầu tư thế giới: ‘Sương sương’ là phi trường to bằng 25 sân bóng đá, mạnh tay thì xây ‘thành phố thép’ 86 tỷ USD - Ảnh 2.

Thành phố kinh tế Quốc vương Abdullah

Điểm đến mơ ước mang tên Thành phố kinh tế Quốc vương Abdullah - thành phố thép nằm gần bờ Biển Đỏ, ở phía bắc Jeddah. Dự án được thiết kế theo mô hình kiến trúc hiện đại với tổng diện tích phát triển lên tới 173 km vuông.

Thành phố này được xây dựng để củng cố danh tiếng là trung tâm kinh tế của Ả-rập Xê-Út và là một phần trong kế hoạch đầu tư 500 tỷ USD mà quốc gia này dự tính sẽ xây dựng cùng 6 thành phố khác. Dự án ước tính sẽ có 4 triệu dân cư sinh sống.

3. Dubailand- 76 tỷ USD

Các khoản rót tiền ‘nặng đô’ của giới đầu tư thế giới: ‘Sương sương’ là phi trường to bằng 25 sân bóng đá, mạnh tay thì xây ‘thành phố thép’ 86 tỷ USD - Ảnh 3.

Dubailand

Dự án Dubailand tự hào là một trong những phức hợp giải trí lớn nhất và đắt đỏ nhất trên thế giới. Nó bao gồm công viên giải trí Disney, nhà hát IMAX và các điểm tham quan dành cho gia đình.

Mục tiêu của các nhà đầu tư đối với dự án này là tăng cường du lịch trong khu vực. Dubailand đã bắt đầu khởi công vào đầu những năm 2000. Tuy nhiên, dự án đã phải dừng lại vào năm 2008 do cuộc khủng hoảng tài chính ở Dubai. Việc xây dựng được nối lại vào năm 2013.

4. Thành phố thông minh Songdo - 40 tỷ USD

Các khoản rót tiền ‘nặng đô’ của giới đầu tư thế giới: ‘Sương sương’ là phi trường to bằng 25 sân bóng đá, mạnh tay thì xây ‘thành phố thép’ 86 tỷ USD - Ảnh 4.

Thành phố thông minh Songdo

Một trong những dự án phát triển bất động sản đắt đỏ nhất thế giới là “thành phố thông minh” tại Songdo, Hàn Quốc, được khởi tạo từ năm 2002 và hoàn thiện vào năm 2015.

Dự án tham vọng sẽ trở thành khu đô thị hạn chế ô tô lưu hành mà thay vào đó là ưu tiên các phương tiện công cộng như xe bus, tàu điện ngầm hay xe đạp.

Chủ tịch Gale International và Stan Gale - người đứng đằng sau hậu thuẫn cho dự án này có một cái nhìn rất khác khi xây dựng một thành phố hiện đại. Ông ưu tiên các yếu tố bảo vệ môi trường, 40% diện tích sẽ dành cho không gian xanh, không có xe rác chạy trong thành phố và có một hệ thống ống khí nén sẽ đẩy rác từ khu vực dân cư sang khu xử lý.

Đặc biệt, thành phố Songdo còn cung cấp dịch vụ và thiết bị đều được kết nối qua công nghệ không dây, từ đó thúc đẩy tạo ra hướng đi mới cho các đô thị khắp năm châu.

5. Đường sắt cao tốc California - 69 tỷ USD đến 99,8 tỷ USD

Các khoản rót tiền ‘nặng đô’ của giới đầu tư thế giới: ‘Sương sương’ là phi trường to bằng 25 sân bóng đá, mạnh tay thì xây ‘thành phố thép’ 86 tỷ USD - Ảnh 5.

Đường sắt cao tốc California

Vào năm 2010, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã đồng ý cấp cho bang California 3,5 tỷ USD để xây dựng một đường sắt cao tốc, bắt đầu ở California và đi qua các thành phố lớn của Mỹ.

Tháng 3 năm 2018, chính quyền bang đã dự báo chi phí triển khai dự án có thể tăng thêm 13 tỷ USD, lên hơn 77 tỷ USD và nghi ngại có thể tăng vượt mức 98 tỷ USD. Vì vậy, đến cuối tháng 5 năm 2019, Cục Đường sắt Liên bang Mỹ (FRA) đã tuyên bố hủy cấp vốn cho dự án này vì đội vốn và tiến độ chậm chạp.

Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2021, Tổng thống Joe Biden đã quyết định khôi phục khoản cấp vốn 929 triệu USD để triển khai lại dự án đường sắt cao tốc của bang California này.

Tổng thống Biden bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ, đồng thời hứa hẹn quốc gia này sẽ có "hệ thống đường sắt sạch nhất, an toàn nhất và nhanh nhất trên thế giới". Chi phí để triển khai hệ thống ước tính dao động từ 69 tỷ USD - 99,8 tỷ USD. Dự kiến tuyến đường sẽ được hoàn thành trong khoảng những năm 2030.

6. Sân bay quốc tế Daxing Bắc Kinh - 60 tỷ USD

Các khoản rót tiền ‘nặng đô’ của giới đầu tư thế giới: ‘Sương sương’ là phi trường to bằng 25 sân bóng đá, mạnh tay thì xây ‘thành phố thép’ 86 tỷ USD - Ảnh 6.

Sân bay quốc tế Daxing Bắc Kinh

Sân bay quốc tế Daxing có diện tích 1,4 triệu mét vuông, tương đương với 25 sân bóng đá. Vị trí của sân bay nằm cách trung tâm thành phố Bắc Kinh 46km về phía Nam. Giám đốc dự án Li Jianhua cho biết, vốn đầu tư cho dự án có thể lên tới 60 tỷ USD.

Tính trung bình, sân bay Daxing sẽ phục vụ khoảng 72 triệu hành khách và 620.000 chuyến bay hàng năm vào năm 2025. Năm 2024, sân bay này có thể sẽ tăng thêm sức chứa lên 100 triệu hành khách và 880.000 chuyến bay.

7. Đường hầm xuyên núi Gotthard – 23 tỷ USD

Các khoản rót tiền ‘nặng đô’ của giới đầu tư thế giới: ‘Sương sương’ là phi trường to bằng 25 sân bóng đá, mạnh tay thì xây ‘thành phố thép’ 86 tỷ USD - Ảnh 7.

Đường hầm xuyên núi Gotthard

Ngày 1 tháng 6 năm 2016, Thụy Sỹ khánh thành đường hầm tàu hỏa mang tên Gotthard Base xuyên dãy núi Alps với chiều dài 57km, nối hai thành phố Erstfeld và Bodio. Đây được coi là tuyến đường hầm tàu hỏa dài nhất thế giới và đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho khách hàng.

Đường hầm tàu hỏa Gotthard dự kiến sẽ đón trung bình khoảng 6,5 triệu lượt khách mỗi năm và có từ 50 đến 80 tàu chở khách qua hầm. Hàng hóa vận chuyển qua khu vực này cũng ước tính sẽ đạt 49 triệu tấn một năm với khoảng 220 đến 260 chuyến tàu hàng mỗi ngày.

8. Đường hầm Marmaray - 4,5 tỷ USD

Các khoản rót tiền ‘nặng đô’ của giới đầu tư thế giới: ‘Sương sương’ là phi trường to bằng 25 sân bóng đá, mạnh tay thì xây ‘thành phố thép’ 86 tỷ USD - Ảnh 8.

Đường hầm Marmaray

Đường hầm Marmaray đi qua eo biển Bosphorus và là con hầm đầu tiên trên thế giới nối liền hai lục địa Á - Âu. Công trình trải dài 13km và là nơi tiếp đón những người đi tàu điện ngầm ở Istanbul - thành phố lớn nhất châu Âu.

Marmaray nằm trên khu vực đáy biển nhiều bùn, cách Đứt gãy Bắc Anatolia 20 km, khiến nhiều người lo lắng nó có thể phải chịu ảnh hưởng của một vài trận động đất lớn. Tuy nhiên, Marmaray được thiết kế với cấu trúc nổi tự do nhằm chống động đất lên tới 9 độ Richter.

Tổng hợp

Cùng chuyên mục

Đọc thêm