Kỹ năng sống

Cả gia đình ngộ độc nếu bạn vẫn duy trì 5 việc mà các chuyên gia an toàn thực phẩm luôn tránh xa này

TIN MỚI

Khi nói đến việc lưu trữ, chuẩn bị và nấu ăn, bạn có thể cảm thấy có rất nhiều quy tắc nhỏ cần nhớ. Bạn có thể biết những điều cơ bản về những việc bạn nên làm - rửa tay thường xuyên, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ngay lập tức - nhưng còn những việc bạn không nên làm thì sao?

Hóa ra, có rất nhiều điều cấm kỵ trong bếp có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm hay thậm chí là ngộ độc thực phẩm. Một số điều khá dễ nhận biết - ví dụ, bạn sẽ không cắt thịt gà sống rồi thái một số món salad trên cùng một thớt - nhưng một số điều khác có thể dễ bị bỏ qua.

Dưới đây là 5 điều mà các chuyên gia về an toàn thực phẩm sẽ không bao giờ làm trong bếp của họ và bạn cũng nên học theo.

Cả gia đình ngộ độc nếu bạn vẫn duy trì 5 việc mà các chuyên gia an toàn thực phẩm luôn tránh xa này- Ảnh 1.

1. Không chú ý nhiệt độ trong tủ lạnh

Không, việc thò tay vào bên trong tủ lạnh hoặc tủ đông không phải là cách chính xác để kiểm tra độ mát của tủ. Martin Bucknavage, cộng sự cấp cao về an toàn thực phẩm tại Đại học Tiểu bang Pennsylvania (Hoa Kỳ) chia sẻ: "Bạn phải đảm bảo rằng mình thực sự đang nhìn vào một con số. Bạn không thể chỉ suy đoán".

Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), 62% số người được hỏi cho biết tủ lạnh của họ không có nhiệt kế tích hợp và trong số đó, 84% không đặt nhiệt kế bên trong.

Theo cơ quan liên bang (bản thân cơ quan này khuyến nghị nên để nhiệt kế trong tủ lạnh), thiết bị phải luôn duy trì nhiệt độ ở mức 40 độ F (khoảng 4 độ C) hoặc thấp hơn. Buckavage cho biết "điểm lý tưởng" đó "sẽ giúp sản phẩm của bạn có được thời hạn sử dụng như mong muốn".

Ngoài ra, bất kỳ sinh vật nào bám trên thực phẩm đều có thể bắt đầu sinh sôi nhanh hơn- bao gồm cả các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn salmonella. Hãy cân nhắc mua nhiệt kế tủ lạnh nếu bạn chưa có để đảm bảo nhiệt độ luôn ở mức phù hợp.

2. Rửa thịt sống trước khi nấu

Tiến sĩ Francisco Diez-Gonzalez, giáo sư tại Đại học Georgia và giám đốc Trung tâm An toàn Thực phẩm của trường đại học này, cho biết việc rửa sạch ức gà sống trước khi thái hạt lựu có vẻ an toàn hơn, nhưng thực tế thì ngược lại.

Cả gia đình ngộ độc nếu bạn vẫn duy trì 5 việc mà các chuyên gia an toàn thực phẩm luôn tránh xa này- Ảnh 2.

Giống như trứng, thịt gà là nguồn phổ biến của vi khuẩn salmonella (cũng như vi khuẩn Campylobacter), vì vậy nếu có những loại vi khuẩn đó, việc bắn nước lên bề mặt thực sự sẽ "làm lây lan chất ô nhiễm xung quanh bồn rửa và xung quanh bếp".

Mặc dù vậy, gần 70% số người trả lời khảo sát của FDA năm 2016 cho biết họ đã rửa sạch thịt gà và gà tây.

3. Đặt thịt sống "trộn lẫn" giữa các thực phẩm khác trong tủ lạnh

Do khả năng bị nhiễm bẩn, bạn nên cố gắng để thịt sống tránh xa những thứ khác.

Bảo quản thịt ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh để nước chảy ra (và có thể là cả vi khuẩn theo đó) không nhỏ xuống các vật dụng bên dưới, và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa rò rỉ ngay từ đầu (Buffer gợi ý nên đặt thịt trên đĩa có cạnh cao hoặc trong ngăn đựng thịt chuyên dụng., trong khi tiến sĩ Diez-Gonzalez khuyên dùng hộp đựng).

Tiến sĩ Diez-Gonzalez cho biết: "Bạn muốn giảm thiểu việc truyền các mầm bệnh đó sang thực phẩm thường không có những sinh vật đó". Đặc biệt là các loại thực phẩm ăn liền như rau. "Cố gắng để chúng tách biệt càng nhiều càng tốt trong suốt quá trình".

Bạn cũng không nên mất cảnh giác khi lấy thịt sống ra khỏi tủ lạnh. Đừng mở gói gần các đồ vật khác, đặc biệt là đồ ăn sẵn hoặc bát đĩa sạch. "Bạn không biết nước thịt bắn tung tóe vào đâu", Buffer nói.

4. Sử dụng 1 chiếc bồn rửa bẩn

Giả sử bạn rửa sạch thịt gà sống, "bây giờ bạn có vi khuẩn trong bồn rửa từ con gà đó, và nếu bạn không rửa sạch mà tiếp tục rửa salad, những vi khuẩn đó có thể bám vào salad của bạn", Bucknavage nói. Đó là lý do tại sao việc vệ sinh khu vực này trước khi rửa sạch sản phẩm như trái cây và rau quả là rất quan trọng.

Cả gia đình ngộ độc nếu bạn vẫn duy trì 5 việc mà các chuyên gia an toàn thực phẩm luôn tránh xa này- Ảnh 3.

Nếu rã đông thịt trong bồn rửa, Buffer thường rửa sạch bồn rửa "ngay bằng xà phòng và nước" để đảm bảo không còn dấu vết nào sót lại.

Trong một nghiên cứu năm 2017 của Tạp chí Bảo vệ Thực phẩm (Hoa Kỳ) xem xét các loại vi khuẩn có trên nhiều bề mặt bếp, cả vi khuẩn coliform phân và E. coli thường được tìm thấy nhiều nhất trong các mẫu lấy từ bồn rửa.

5. Bàn bếp để mọi thứ

Nếu mặt bàn bếp của bạn trông như bị "bãi chiến trường" rải đầy móc chìa khóa, sách dạy nấu ăn, nước sốt, gia vị, thậm chí là túi xách và điện thoại - bạn có thể cân nhắc đến việc dọn dẹp ngay đi. “Thứ nhất, điều này ngăn cản mọi người có không gian để tách thực phẩm sống khỏi thực phẩm chế biến”, làm tăng nguy cơ hai loại thực phẩm này tiếp xúc với nhau, Bucknavage nói. “Thứ hai, điều này khiến việc dọn dẹp trở nên khó khăn hơn rất nhiều”.

Về vấn đề đó, điều quan trọng là phải đảm bảo lau sạch mặt bàn bếp (và các bề mặt bếp khác) thường xuyên. Sử dụng nước xà phòng nóng, và thấm bằng khăn sạch hoặc khăn giấy mới.

Nguồn và ảnh: SELF

Cùng chuyên mục

Đọc thêm