Chứng khoán

Sau phiên giao dịch bùng nổ, dòng tiền có trở lại với nhóm ngân hàng?

Sau chuỗi ngày miệt mài dò đáy, chứng khoán Việt Nam đã có một phiên hồi phục mạnh mẽ nhờ sắc xanh lan tỏa ở toàn bộ các nhóm ngành. VN-Index đóng cửa tại mức cao nhất trong ngày là 1.028,01 điểm, tăng 34,65 điểm, tương đương mức tăng 3,49% so với phiên trước đó. Thanh khoản trên HOSE quay lại mức 9,5 nghìn tỷ đồng khớp lệnh. 

Nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán dẫn dắt đà tăng với nhiều mã cổ phiếu đóng cửa kịch trần như HCM, VCI, SSI, ACB, BID, CTG, MBB, TCB,… Điểm sáng còn được chứng kiến ở mã VND của Chứng khoán VNDirect khi đã kết thúc 4 phiên giảm sàn liên tiếp và đóng cửa với sắc tím trong phiên hôm nay.

Ngoài ra, một số cổ phiếu ở nhóm dầu khí, xây dựng và bất động sản cũng ghi nhận mức tăng hết biên độ như PVD, PVT, VCG, NTL, HDG, SCR, LCG, FCN, KHG,... 

Nhờ phiên tăng mạnh hôm nay, giá trị vốn hóa trên toàn thị trường đã lấy lại khoảng 168.816 tỷ đồng so với phiên trước đó. VN-Index có phiên tăng mạnh nhất trong vòng 5 tháng trở lại đây và tăng mạnh nhất tại thị trường châu Á. Hiện tại, vốn hóa chứng khoán Việt Nam đạt hơn 5,38 triệu tỷ đồng trong đó riêng sàn HOSE đạt trên 4,1 triệu tỷ đồng.

Có thể nói "công thần" đưa VN-Index lọt Top các thị trường tăng mạnh nhất trên thế giới hôm nay là các cổ phiếu vốn hóa lớn trong rổ VN30, nổi bật là nhóm ngân hàng. Theo quan sát cổ phiếu của các nhà băng đã đóng góp gần 17 điểm cho đà hồi phục, tương đương gần một nửa số điểm tăng của VN-Index.

Thống kê 10 mã có ảnh hưởng tích cực nhất lên VN-Index có tới 8 đại diện đến từ nhóm "cổ phiếu vua". Ngoại trừ TCB sụt giảm về thanh khoản, các mã còn lại đồng thuận tăng về điểm số và giá trị giao dịch.

  Top10 cổ phiếu tác động tích cực/tiêu cực đến VN-Index trong phiên 27/10. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp). 

Sau phiên bùng nổ, dòng tiền có trở lại với nhóm ngân hàng?

Theo dữ liệu từ FiinTrade, tỷ trọng giá trị giao dịch của ngành ngân hàng so với toàn thị trường tăng mạnh lên 19,82%, mức cao nhất trong vòng 10 ngày. Dòng tiền tập trung vào các cổ phiếu STB, VPB, MBB, CTG, LPB, SHB, TCB, ACB, VCB, TPB với 10/10 mã tăng, trong đó có tới 7 cổ phiếu tăng trần.

Tính chung cả ngành, trừ SGB ở ngnag tham chiếu, tất cả các cổ phiếu nhà băng còn lại đều đóng cửa trong sắc xanh, tím.

Chỉ số dòng tiền tích lũy vào nhóm ngân hàng sau khi chạm đáy vào ngày 17/10 đang có xu hướng tăng trở lại, chỉ số giá cũng tăng lên cùng dòng tiền. Chỉ số dòng tiền trong mối tương quan với thị trường tiếp tục ở mức cao, và đã lên một mức nền mới so với tháng 9/2022.

Mặc dù ghi nhận một phiên giao dịch bùng nổ, có lẽ còn quá sớm để khẳng định dòng tiền sẽ trở lại với nhóm ngân hàng khi mà nhiều mã đã bốc hơi 50% từ đỉnh nhưng lực cầu nâng đỡ chưa thực sự đáng kể.

Tính từ đầu năm, cổ phiếu CTG của Vietinbank đã mất tới 29,4% giá trị, hay như VPB bốc hơi 30,7% thị giá. Hai ông lớn ngân hàng quốc doanh là VCB và BID cũng mất lần lượt 9% và 8,6% từ đầu năm nay.

Chia sẻ trong Talkshow "Phố Tài chính", bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect cho rằng trong bối cảnh thanh khoản thấp như hiện nay, từ giờ đến cuối năm sẽ khó có câu chuyện cả ngành cùng tăng giá.

Còn theo ông Bùi Văn Huy, Giám đốc Chi nhánh TP HCM của Công ty Cổ phần Chứng khoán DSC, thị trường sẽ khó có sóng lớn ở những nhóm ngành lớn, có chăng sóng sẽ xuất hiện ở các doanh nghiệp có những câu chuyện nhỏ.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Miền Bắc đón không khí lạnh yếu

Hôm nay (28/10), không khí lạnh tăng cường yếu xuống miền Bắc nên trời nhiều mây, có mưa vài nơi. Miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ đón mưa dông rải rác.

Vì sao các "trung tâm mới" thu hút giới đầu tư địa ốc?

Quy luật phát triển của các đô thị lớn cho thấy, khi sức tải ở khu vực trung tâm đạt đến điểm ngưỡng sẽ xuất hiện các trung tâm mới. Mô hình này góp phần làm thay đổi diện mạo địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đồng thời mở ra nhiều cơ hội đầu tư mới hấp dẫn từ thị trường bất động sản.

Trung tâm vùng thủ đô đang giảm áp lực cho TP Hà Nội

Vùng thủ đô được quy hoạch theo hướng đa cực tập trung, TP Hà Nội là đô thị hạt nhân, 9 tỉnh xung quanh làm đô thị vệ tinh. Trung tâm Vùng Thủ Đô là khu vực có bán kính 25km từ tính từ trung tâm Hà Nội là nơi đóng vai trò chính trong việc giảm áp lực về dân số và hạ tầng cho TP Hà Nội.

Lãi suất "làm khó" chứng khoán, bất động sản

Lãi suất tiết kiệm tiếp tục phá đỉnh, giúp người gửi tiền đồng (VND) hưởng lợi nhưng cũng tạo áp lực lên lãi suất cho vay. Vấn đề này khiến các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính cao trên thị trường chứng khoán, bất động sản (BĐS) chật vật, xoay xở.

Mở đường "hạ cánh mềm" trái phiếu doanh nghiệp

Kể từ khi nổ ra vụ việc trái phiếu của Tân Hoàng Minh, thị trường rơi dần vào trạng thái tắc nghẽn thanh khoản. Nhà đầu tư quay lưng khiến nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu rất khó khăn trong việc huy động vốn để đảo nợ, bất kể là doanh nghiệp tốt hay xấu.