Tài chính

Bitcoin, tiền ảo hay tài chính phi tập trung (DeFi) chỉ có thể tồn tại nếu tạo ra giá trị trong thế giới thực

Theo Cointelegraph, tổng giá trị tài sản bị khóa trong các giao thức DeFi (tài chính phi tập trung) đang dao động khoảng 62 tỷ USD tính đến giữa tháng 8/2022, giảm đáng kể so với mức đỉnh hơn 250 tỷ USD hồi tháng 12 năm ngoái.

Vốn đang tháo chạy khỏi không gian tiền điện tử trong bối cảnh chiến tranh, lạm phát tăng vọt và dịch bệnh hay vô số những điều gì bất ngờ khác xảy ra vào năm nay.

Từ năm 2021, không chỉ các nhà đầu tư nhỏ lẻ quan tâm tới tiền điện tử mà các doanh nghiệp, tổ chức cũng cởi mở hơn với tài sản kỹ thuật số này. Cũng vì xu hướng như vậy mà DeFi được biết đến rộng rãi hơn.

Thế nhưng, hiện tại thị trường bước sang giai đoạn mùa đông tiền điện tử, những nghi ngại với các tài sản kỹ thuật số có tính biến động lớn ngày càng gia tăng và tính hấp dẫn của DeFi cũng giảm.

Khó xác định chính xác giá trị của DeFi

Theo một ý nghĩa nào đó, khái niệm giá trị luôn mang tính chủ quan, được xác định bởi những cân nhắc và mục tiêu cá nhân của một người. Chẳng hạn, với một thành viên trong gia đình, bức ảnh của cả nhà sẽ có giá trị, nhưng với người ngoài thì không.

Một ví dụ khác là một nông dân sẽ sẵn lòng trả tiền cho một lô hàng hạt giống, vì chúng rất quan trọng đối với hoạt động trồng trọt, sản xuất của họ, nhưng một người dân thành phố có thể sẽ thích trả tiền cho rau củ quả, lương thực – những sản phẩm hoàn thiện có thể sử dụng được ngay.

 DeFi sẽ cần nâng cao sức ảnh hưởng với tài chính truyền thống nếu như muốn tồn tại lâu dài. (Nguồn: Forbes).

Có thể thấy, ngay cả những ví dụ đơn giản ở trên cũng chứng minh rằng giá trị thường phụ thuộc vào các hoàn cảnh và quy trình cụ thể trong thế giới thực như thế nào.

Với trường hợp của người nông dân, nó cũng có thể định lượng được khá nhiều, nhờ thị trường tự do đưa toàn bộ các ngành công nghiệp, chính phủ và người tiêu dùng lại với nhau thành một hệ thống tinh vi và - ít hay nhiều – dựa trên chức năng.

Giá trị được xác định bằng tiền, tạo ra giá trị được xác định trong sản lượng, cho dù đó là cây trồng hay trái cây và vòng đời kinh tế lớn tiếp tục khi những sản phẩm này được đưa ra thị trường.

“Lợi tức” là một từ quen thuộc đối với ngành công nghiệp blockchain, đặc biệt là lĩnh vực DeFi của nó, đã chứng kiến ​​tổng giá trị tài sản giảm hàng tỷ USD kể từ tháng 5 trong bối cảnh xu hướng giảm giá đang diễn ra.

Vẫn là một ngành công nghiệp phần lớn còn non trẻ, tiền điện tử nói chung hầu như không tiếp xúc nhiều với nền kinh tế thế giới thực, đặc biệt là khi nói đến bất cứ điều gì ngoài giao dịch đầu cơ. Và lợi nhuận của DeFi có vẻ béo bở như vậy, câu hỏi với nhiều người luôn là vì sao, lợi nhuận đó thực tế đến từ đâu.

Câu chuyện buồn về sự sụp đổ của Anchor là một ví dụ hoàn hảo về mức độ kém bền vững của các mô hình kinh doanh đằng sau các giao thức DeFi.

Lợi suất gần 20% của nó chính thức đến từ cho vay theo chuỗi, nhưng cuối cùng, Anchor vẫn cần tiền mặt để hoạt động, chứng minh rằng cho vay không đủ để đảm bảo lợi nhuận và tiếp tục kinh doanh.  được một khoản tiền mặt để tiếp tục hoạt động, một dấu hiệu rõ ràng rằng cho vay không đủ để giữ lợi nhuận tiếp tục.

Đánh giá khách quan, các khoản cho vay theo chuỗi có xu hướng duy trì trên chuỗi trong hệ sinh thái blockchain phần lớn không thực sự rõ ràng và minh bạch. Giao thức trên chuỗi chỉ có thể cho bạn mượn mã thông báo trên chuỗi và như chúng ta biết, tài sản trên chuỗi không được tích hợp nhiều vào nền kinh tế thế giới thực.

Vì vậy, cho dù bạn đang theo đuổi cơ hội chênh lệch giá hay đặt khoản vay của mình vào một giao thức lợi suất khác, thì khoản vay của bạn - trái ngược với cho vay tài chính truyền thống - tạo ra rất ít giá trị trong thế giới thực.

Bitcoin, DeFi phải chứng minh được vai trò trên thế giới thực

Sự thiếu hụt giá trị trong thế giới thực của DeFi gây ảnh hưởng rất lớn tới sự tham gia của các nhà đầu tư, và chẳng khác nào điểm yếu chí mạng trong bối cảnh tiền điện tử vẫn chưa thể thay thế tài chính truyền thống.

Nhiều người đã so sánh bitcoin (BTC) với vàng kỹ thuật số, nhưng vàng có các trường hợp sử dụng khác nữa ngoài việc đặt trong két an toàn ngân hàng, chẳng hạn như ứng dụng trong ngành trang sức đến điện tử.

Và mặc dù nó không bao giờ có thể tái tạo cú hích như bitcoin, nhưng vàng có tính ổn định và được xem như hàng rào chống lạm phát trong rất nhiều thế kỷ qua.

Không gian DeFi, tiền điện tử nếu muốn phát triển thì phải tìm ra cách từ bỏ tâm lý đầu cơ, chộp giật như hiện tại và nhìn vào viễn cảnh xa hơn, tìm cách thiết lập một chỗ đứng lớn hơn trong nền kinh tế và quy trình vận hành của thế giới.

Ngành công nghiệp blockchain phải thử nghiệm với các trường hợp sử dụng thực tế, hướng tới việc cạnh tranh với các dịch vụ tài chính khác trên thị trường truyền thống bên cạnh việc thúc đẩy không gian blockchain như hiện nay.

 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm