Thời sự

Bị hại vụ án Tân Hoàng Minh: Mang tiền mua chung cư cho con đi đầu tư, được 1 tuần thì chủ tịch bị bắt

Sáng nay (19/3), TAND Hà Nội xét xử chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng và con trai Đỗ Hoàng Việt cùng 13 bị cáo đồng phạm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo khoản 4 điều 174 Bộ luật Hình sự. Trong số này có 7 người được tại ngoại.

Ban tổ chức bố trí 8 chiếc bàn để làm thủ tục tiếp nhận Giấy triệu tập

Ban tổ chức bố trí 8 chiếc bàn để làm thủ tục tiếp nhận giấy triệu tập

Theo ghi nhận của PV, từ sáng sớm đã có hàng trăm người dân từ khắp nơi về trụ sở TAND Hà Nội để chuẩn bị theo dõi phiên tòa.

Số lượng bị hại rất lớn nên lực lượng chức năng đã bố trí thêm chiếc rạp ngoài trời để người dân đến làm thủ tục và theo dõi qua màn hình.

Nhiều người có mặt để tham dự phiên tòa dù số tiền bị hại khá lớn nhưng hầu hết đều tỏ ra dè dặt chia sẻ với các phóng viên báo chí. Trong số nhiều bị hại có giấy triệu tập, một số người trước đó vẫn chưa nhận được nhưng hôm nay vẫn đến để làm thủ tục, sau đó được các cán bộ tiếp nhận thông tin.

Nhiều người đến dự tòa với mong muốn sớm được được giải quyết

Nhiều người đến dự tòa với mong muốn sớm được được giải quyết quyền lợi.

Ông T.T.T (quê ở Quảng Ninh) cho biết, gia đình bán đất để mua chung cư cho con ở Hà Nội, khi chưa chọn được dự án để 'chốt', đúng thời điểm này một nhân viên giới thiệu đầu tư vào trái phiếu của Tân Hoàng Minh lãi suất cao, an toàn và thời hạn ngắn, nhưng vừa ký hợp đồng được 1 tuần thì Đỗ Anh Dũng và con trai Đỗ Hoàng Việt bị bắt.

"Tôi nghĩ tiền nhàn rỗi, đầu tư vào đây hợp lý. Hai bố con mỗi người bỏ ra 1 tỷ đồng, ai ngờ dính vào vụ này làm lỡ hết mọi việc, tình cảm nội bộ gia đình cũng lục đục. Tôi được biết bố con ông Dũng đã khắc phục một phần, mong tòa sẽ xét xử công tâm để bị hại lấy được tiền", ông T. chia sẻ.

"Đáng buồn là trong nhóm tôi có người đã qua đời", bị hại chia sẻ.

Cũng đang có mặt dự phiên tòa, bà Hà, một trong những người đầu tư trái phiếu vào Tân Hoàng Minh, cho biết bản thân là khách VIP của một ngân hàng, khi nghe nhân viên của chính ngân hàng này giới thiệu nên đầu tư vào Tân Hoàng Minh, bà Hà mua nhiều hợp đồng, trong đó một số đã được thanh toán, tuy nhiên còn hợp đồng 1 tỷ, đúng 1 tuần nữa đến hạn thanh toán thì xảy việc bố con chủ tịch bị bắt.

"Nghe nhân viên quảng cáo, trên mạng xã hội cũng giới thiệu rất tốt về Tân Hoàng Minh, tập đoàn này cũng chưa có tai tiếng gì cả, đầu tư ngắn hạn 1 tháng nên lãihấp dẫn. Đáng buồn, nhiều người trong nhóm của tôi đã qua đời khi chưa kịp hiểu biết chuyện gì đang xảy ra", bà Hà tâm sự.

Bị hại vụ án Tân Hoàng Minh: Mang tiền mua chung cư cho con đi đầu tư, được 1 tuần thì chủ tịch bị bắt- Ảnh 4.

Người dân đến dự phiên tòa rất đông.

Trong số nhiều bị hại "không còn gì để nói" , còn có nhiều người hôm nay đến phiên tòa với tâm trạng buồn, không muốn giao tiếp xung quanh vì trước đó vay tiền đầu tư vào Tân Hoàng Minh.

"Tôi nghĩ thời hạn 1 tháng rất nhanh, mượn tiền của bố mẹ, bạn bè với lý do làm ăn, cam kết sau một tháng trả vào. Ai ngời đến bây giờ vẫn mắc nợ, không dám nói ra sự việc này. Hôm nay tôi đến tòa với tâm trạng không vui, không muốn cho người thân biết việc này", một nữ bị hại chia sẻ.

Bị cáo Đỗ Anh Dũng được đưa đến tòa

Bị cáo Đỗ Anh Dũng được đưa đến tòa.

Theo cáo trạng, tháng 6/2021, Tân Hoàng Minh có vay nợ lớn, các dự án chưa thể triển khai và thêm ảnh hưởng của Covid-19 nên khó khăn về tài chính. Tập đoàn này có dư nợ tín dụng hơn 18.500 tỷ đồng.

Vào tháng 1/2022, Tân Hoàng Minh tăng dư nợ lên gần 20.000 tỷ đồng, chưa kể các khoản nợ đến từ 8 gói trái phiếu đã phát hành năm 2021.

Trước nhu cầu thanh toán nhiều khoản nợ và có tiền chi tiêu, Đỗ Anh Dũng chỉ đạo cấp dưới tại Tân Hoàng Minh triển khai phát hành các gói trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ nhằm huy động vốn.

Các bị cáo thống nhất Tân Hoàng Minh sẽ không trực tiếp đứng ra phát hành trái phiếu do có nhiều công ty con, không thể kiểm toán kịp thời. Thay vào đó, 3 công ty con thuộc tập đoàn sẽ tiến hành bán trái phiếu riêng lẻ gồm Công ty Ngôi Sao Việt, Công ty Soleil và Công ty Cung Điện Mùa Đông.

Các công ty con này sau đó mở 9 đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ, tổng trị giá hơn 10.000 tỷ đồng. Qua đây, Đỗ Anh Dũng và đồng phạm huy động được gần 14.000 tỷ đồng.

Số tiền huy động được, Chủ tịch Tân Hoàng Minh và đồng phạm chi tiêu vào việc khác nhau, không đúng mục đích phát hành trái phiếu.

Cơ quan tố tụng cáo buộc 15 bị cáo trong vụ án đã chiếm đoạt hơn 8.600 tỷ đồng và hiện số tiền này đã được giao nộp để hoàn trả cho các bị hại.

Các bị hại đến dự phiên tòa

Các bị hại đến dự phiên tòa.

Trong vụ án này, ông Đỗ Anh Dũng là người có trách nhiệm, vai trò chính nhưng phía điều tra ghi nhận ông này có nhiều tình tiết giảm nhẹ như tham gia hoạt động từ thiện; nhận nhiều bằng khen của cơ quan trung ương và đặc biệt tích cực khắc phục hậu quả vụ án.

13 đồng phạm với cha con Đỗ Anh Dũng gồm: Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh; Trần Hồng Sơn, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ khách sạn Soleil, phó tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh;

Nguyễn Khoa Đức, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc Công ty cổ phần Cung Điện Mùa Đông; Lê Văn Thịnh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh; Trần Hồng Sơn, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh; Nguyễn Khoa Đức, trợ lý Phó Tổng Giám đốc Tân Hoàng Minh, Giám đốc Công ty Cung điện Mùa Đông;

Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Ngôi Sao Việt; Bùi Thị Ngọc Lân, cựu Giám đốc Công ty kiểm toán Nam Việt chi nhánh phía Bắc; Lê Văn Dò, Tổng Giám đốc Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội; Phan Anh Hùng, cựu phó Giám đốc Công ty CPA Hà Nội chi nhánh Sài Gòn và Nguyễn Thị Hải, cựu Phó tổng Giám đốc Công ty CPA Hà Nội.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm