Sức khỏe

Bé trai 4 tháng bất ngờ được phát hiện mắc giang mai, dấu hiệu nào chỉ điểm?

Tóm tắt:
  • Bé trai sinh nhẹ cân, 4 tháng tuổi xuất hiện ban đỏ lòng bàn tay, bàn chân, chẩn đoán giang mai bẩm sinh.
  • Mẹ bé phát hiện giang mai khi mang thai và điều trị bằng 3 mũi Penicillin.
  • Bệnh nhi có kết quả xét nghiệm kháng thể RPR cao gấp 8 lần mẹ, khẳng định giang mai bẩm sinh sớm.
  • Giang mai bẩm sinh có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Khuyến cáo xét nghiệm giang mai cho tất cả phụ nữ mang thai và truyền thông về tình dục an toàn cần được đẩy mạnh.

Bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương (Hà Nội) nghi ngờ bệnh nhi nhiễm giang mai bẩm sinh. Trước đó, mẹ bé khi mang thai 34 tuần được phát hiện giang mai thông qua xét nghiệm sàng lọc trước sinh ở bệnh viện tỉnh, được điều trị giang mai theo phác đồ tiêm Penicillin 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tuần.

Sau khi tiêm mũi cuối 1 ngày, mẹ bệnh nhi có dấu hiệu chuyển dạ và sinh con ở tuần 36. Cân nặng của bệnh nhi khi sinh là 2,3kg và không có biểu hiện bất thường. Bệnh nhi chưa được làm xét nghiệm sàng lọc giang mai sơ sinh.

giang mai bam sinh
Biểu hiện trên lòng bàn chân, bàn tay của em bé 4 tháng tuổi bị giang mai bẩm sinh. Ảnh: BVCC

Các bác sĩ nhận định, bệnh nhi là trường hợp giang mai bẩm sinh sớm đủ tiêu chuẩn khẳng định bệnh. Ngoài yếu tố mẹ đã phát hiện giang mai khi mang thai, bệnh nhi có xét nghiệm cùng dương tính với hiệu giá kháng thể RPR cao gấp 8 lần của mẹ tại cùng thời điểm.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thanh Thùy, Trưởng khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, giang mai bẩm sinh là trường hợp mẹ mắc bệnh giang mai và truyền cho thai nhi trong khi mang thai.

Sự lây truyền thường xảy ra từ tháng thứ 4 – 5 của thai kỳ. Tùy theo mức độ nhiễm xoắn khuẩn từ người mẹ vào thai mà có thể xảy ra các trường hợp: Sẩy thai, thai chết lưu, trẻ đẻ non và có thể tử vong.

Các trường hợp nhẹ hơn, em bé mới sinh ra trông có vẻ bình thường, sau vài ngày hoặc vài tháng thấy xuất hiện các thương tổn giang mai, khi đó gọi là giang mai bẩm sinh sớm. Giang mai bẩm sinh có thể xuất hiện muộn hơn khi trẻ trên 2 tuổi; khi 5 - 6 tuổi hoặc lớn hơn gọi là giang mai bẩm sinh muộn.

Biểu hiện của giang mai bẩm sinh sớm thường xuất hiện trong 2 năm đầu, thường gặp nhất là trong 3 tháng đầu với các triệu chứng như: phỏng nước lòng bàn tay, bàn chân, thường gặp hơn là triệu chứng bong vảy ở lòng bàn tay, bàn chân.

Trẻ cũng thường sổ mũi, khụt khịt mũi, viêm xương sụn, giả liệt Parrot (do viêm các đầu xương dài làm trở ngại vận động). Trẻ đẻ ra thường nhẹ cân, da nhăn nheo, bụng to, có tuần hoàn bàng hệ, gan, lách to.

Biểu hiện giang mai bẩm sinh muộn thường xuất hiện sau sinh 3 – 4 năm với các biểu hiện như: Viêm giác mạc kẽ thường xuất hiện lúc dậy thì, bắt đầu bằng các triệu chứng nhức mắt, sợ ánh sáng ở một bên, về sau cả hai bên và có thể dẫn đến mù, lác quy tụ, điếc cả hai tai bắt đầu từ 10 tuổi, thường kèm theo viêm giác mạc kẽ.

Ngoài ra còn có thể thấy các dị hình như: Thủng vòm miệng, trán dô, xương chày lưỡi kiếm… Nếu bệnh được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi và không để lại di chứng.

"Với trường hợp bệnh này, khi người mẹ đã phát hiện giang mai từ lúc mang thai, bệnh nhi nên được lấy máu xét nghiệm sàng lọc và điều trị sớm ngay sau sinh để giảm thiểu các nguy cơ biến chứng có thể gây ra", bác sĩ cho biết

Bác sĩ Thùy cũng khuyến cáo xét nghiệm giang mai cần được làm cho tất cả phụ nữ có thai vào lần khám đầu tiên, sử dụng test nhanh giang mai để phát hiện, điều trị sớm, ngăn ngừa lây truyền bệnh giang mai từ mẹ sang con.

Thêm vào đó, việc truyền thông giáo dục cho cộng đồng, đặc biệt quần thể nguy cơ cao cần được đẩy mạnh; thực hành tình dục an toàn để tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục và các hệ lụy đáng tiếc.

Các tin khác

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Được gỡ cơ chế, điện mặt trời mái nhà sẽ tăng mạnh thời gian tới

Theo Bộ Công Thương và các doanh nghiệp, điện mặt trời mái nhà là xu hướng và sẽ phát triển rất nhanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới do hàng hoá của các doanh nghiệp xuất khẩu khi dùng điện mặt trời mái nhà sẽ được công nhận chứng chỉ xanh khi vào các thị trường có yêu cầu cao trong bối cảnh giá điện ngày càng tăng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Trước khi sáp nhập, Đà Nẵng có quy mô kinh tế như thế nào?

Tiếp đà tăng trưởng tích cực của năm 2024, kinh tế quý I/2025 của TP Đà Nẵng tiếp tục có nhiều điểm sáng khá tích cực và đạt được nhiều kết quả vượt trội như: tăng trưởng GRDP xếp thứ 4 cả nước, khách quốc tế tăng hơn 42%, cán cân thương mại duy trì xuất siêu,...

Phó Chủ tịch Khải Hoàn Land: Công ty tập trung phát triển dự án từ năm nay, góp vốn để mua sỉ với giá tốt

Phó Chủ tịch Khải Hoàn Land đánh giá năm 2024 có những yếu tố từ kinh tế toàn cầu cũng như trong nước đã ảnh hưởng rất nhiều đến ngành bất động sản. Thị trường bất động sản ở Việt Nam nói chung và thị trường phía Nam nói riêng còn nhiều biến động gây ảnh hưởng không nhỏ cho các doanh nghiệp. Và hiện nay, bất động sản vẫn chưa thật sự khỏe lại giống như những năm trước đây.

Tin xem nhiều