Sức khỏe

Bé 4 tháng tuổi phát hiện mắc giang mai

Tóm tắt:
  • Bệnh nhi 4 tháng tuổi mắc giang mai bẩm sinh với các ban đỏ ở lòng bàn tay và bàn chân.
  • Mẹ bệnh nhi từng được chẩn đoán mắc giang ma khi mang thai và điều trị bằng Penicillin.
  • Xét nghiệm RPR và TPHA của bệnh nhi dương tính, với hiệu giá kháng thể RPR cao hơn mẹ.
  • Giang mai bẩm sinh rất nguy hiểm, có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non hoặc các triệu chứng bệnh lý xuất hiện sau sinh.
  • Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nên xét nghiệm giang mai sớm để phòng ngừa lây truyền cho trẻ.

Ngày 16/4, Bệnh viện Da liễu Trung ương thông tin về trường hợp bệnh nhi 4 tháng tuổi mắc giang mai bẩm sinh.

Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Nguyễn Doãn Tuấn, Khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, bệnh nhi mắc giang mai bẩm sinh sớm và đủ tiêu chuẩn để khẳng định chẩn đoán.

Cụ thể:

Mẹ được phát hiện mắc giang mai khi mang thai.

Bệnh nhi có kết quả xét nghiệm RPR và TPHA dương tính, với hiệu giá kháng thể RPR cao gấp 8 lần so với mẹ tại cùng thời điểm.

Trước đó, mẹ của bệnh nhi được phát hiện nhiễm giang mai trong quá trình sàng lọc trước sinh tại một bệnh viện tỉnh, khi thai được 34 tuần.

Bé 4 tháng tuổi phát hiện mắc giang mai - 1

Các ban đỏ rải rác ở lòng bàn chân bệnh nhi (Ảnh: Bác sĩ cung cấp).

Thai phụ được điều trị giang mai theo phác đồ tiêm Penicillin 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tuần. Tuy nhiên, chỉ một ngày sau mũi tiêm cuối, thai phụ chuyển dạ và sinh con ở tuần 36. Bé chào đời nặng 2,3kg, không có biểu hiện bất thường ngay sau sinh.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thanh Thùy, Trưởng khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, cho biết: Giang mai bẩm sinh là tình trạng thai nhi bị lây truyền xoắn khuẩn giang mai từ mẹ trong thời kỳ mang thai, thường xảy ra từ tháng thứ 4-5 của thai kỳ.

Thai phụ mắc giang mai rất nguy hiểm. Tùy theo mức độ nhiễm xoắn khuẩn từ mẹ truyền sang con, có thể dẫn tới sẩy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc tử vong sau sinh.

Các trường hợp nhẹ hơn, trẻ sơ sinh có thể trông bình thường khi mới sinh, nhưng sau vài ngày hoặc vài tháng sẽ bắt đầu xuất hiện các biểu hiện bệnh lý, được gọi là giang mai bẩm sinh sớm.

Trong khi đó, giang mai bẩm sinh muộn có thể biểu hiện khi trẻ từ 2 tuổi trở lên, thậm chí đến 5-6 tuổi hoặc lớn hơn.

Dấu hiệu cần lưu ý

Biểu hiện của giang mai bẩm sinh sớm thường xuất hiện trong 2 năm đầu đời, phổ biến nhất là trong 3 tháng đầu sau sinh. Các triệu chứng bao gồm:

- Phỏng nước hoặc bong vảy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.

- Chảy mũi, nghẹt mũi kéo dài (khụt khịt).

- Viêm xương sụn, giả liệt Parrot (viêm các đầu xương dài khiến trẻ hạn chế vận động).

- Trẻ thường nhẹ cân, da nhăn nheo, bụng to, gan và lách to do tuần hoàn bàng hệ.

Giang mai bẩm sinh muộn thường biểu hiện sau sinh 3-4 năm với các triệu chứng:

- Viêm giác mạc kẽ, thường xuất hiện lúc dậy thì, ban đầu ở một mắt, sau đó lan sang cả hai bên, có thể gây mù.

- Lác quy tụ, điếc cả hai tai (thường bắt đầu từ khoảng 10 tuổi).

- Các dị hình như thủng vòm miệng, trán dô, xương chày hình lưỡi kiếm...

Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh giang mai bẩm sinh hoàn toàn có thể chữa khỏi và không để lại di chứng.

Khuyến cáo từ chuyên gia

Bác sĩ Thùy khuyến cáo: Tất cả phụ nữ mang thai nên được xét nghiệm giang mai ngay trong lần khám thai đầu tiên, nhằm phát hiện và điều trị sớm, ngăn ngừa lây truyền từ mẹ sang con.

Ngoài ra, cần thực hành tình dục an toàn để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và giảm thiểu nguy cơ để lại hậu quả nghiêm trọng cho mẹ và trẻ.

Các tin khác

Tỷ phú Elon Musk lại nhận tin buồn

Sự sụt giảm mạnh về doanh số, lo ngại từ nhà đầu tư về hình ảnh thương hiệu và tác động từ chính trị đang phủ bóng lên tương lai của hãng xe điện Tesla.

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng doanh nghiệp.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Được gỡ cơ chế, điện mặt trời mái nhà sẽ tăng mạnh thời gian tới

Theo Bộ Công Thương và các doanh nghiệp, điện mặt trời mái nhà là xu hướng và sẽ phát triển rất nhanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới do hàng hoá của các doanh nghiệp xuất khẩu khi dùng điện mặt trời mái nhà sẽ được công nhận chứng chỉ xanh khi vào các thị trường có yêu cầu cao trong bối cảnh giá điện ngày càng tăng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Giá vàng tăng cao nhất từ trước đến nay

Lúc 8h45 sáng nay (16/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh giá vàng miếng SJC lên mức kỷ lục mới gần 110 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn bán ra cũng tăng cao nhất từ trước tới nay, ở mức 108,9 triệu đồng/lượng.