Trước giao dịch, ông Thụy hiện đang nắm 2,756% vốn, tương ứng với 47,8 triệu đơn vị LPB. Giao dịch này nhằm mục đích thực hiện quyền mua cổ phiếu.
Theo phương án tăng vốn, LPBank dự kiến tăng thêm gần 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ thông qua việc phát hành thêm gần 500 triệu cổ phiếu để chào bán cho cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ thực hiện quyền là 28,9% (cổ đông sở hữu 100 đơn vị được mua thêm 28,9 đơn vị). Mức giá chào bán không thấp hơn mệnh giá. Do đó, ông Nguyễn Đức Thụy được mua hơn 13,8 triệu cổ phiếu, giá trị mua dự kiến đạt hơn 138 tỷ đồng.
Như vậy nếu thực hiện hết quyền mua, Chủ tịch LPBank sẽ nâng khối lượng cổ phần nắm giữ tại Ngân hàng lên gần 61,63 triệu đơn vị.
Mới đây, ngày 29/8, LPBank thông báo đã phát hành gần 3,3 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022. Theo đó, vốn điều lệ tăng từ 17.291 tỷ lên thành 20.576 tỷ đồng.
LPB dự kiến tăng vốn điều lệ thêm tổng cộng hơn 11.385 tỷ đồng, tương ứng phát hành thêm 1,14 tỷ đơn vị. Trong đó, 328,53 triệu đơn vị phát hành trả cổ tức tỷ lệ 19%; 500 triệu đơn vị chào bán cho cổ đông hiện hữu; 300 triệu đơn vị chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài; 10 triệu đơn vị phát hành ESOP. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2023 - 2024. Sau khi hoàn thành các đợt phát hành, vốn điều lệ của ngân hàng dự kiến tăng từ hơn 17.291 tỷ đồng lên hơn 28.676 tỷ đồng.
Tổng số tiền thu được từ các đợt tăng vốn sẽ được sử dụng để đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng/sửa chữa/cải tạo/đầu tư mua sắm tài sản cố định, mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư tài sản cố định, cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng.