Bất động sản

Ba dòng vốn chảy vào bất động sản đang diễn biến thế nào?

 (Nguồn: SBV, H.L tổng hợp). 

Tín dụng ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp và FDI là những dòng vốn chủ đạo đối với thị trường bất động sản. Mặc dù vậy, hai trong ba dòng vốn này đang chảy chậm lại.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng 8/2022, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng gần 15,7% so với cuối năm 2021; chiếm 20,92% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống. Trong đó, tín dụng cho mục đích vay tự sử dụng tăng 20,14%; cho kinh doanh bất động sản tăng 7,35%. 

Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tính đến hết tháng 8 đạt khoảng 2,4 triệu tỷ đồng. Trong đó, phần lớn đến từ tự tiêu dùng, tự sử dụng, kinh doanh bất động sản chỉ chiếm 1/3. 

Bộ Xây dựng dẫn số liệu của NHNN cho biết, tính đến 31/8, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 777.235 tỷ (tính đến 30/6/2022 là 784.575 tỷ).

Cụ thể, dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở đạt 185.406 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 23,85% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng (cao ốc) cho thuê đạt 42.193 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,4% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đạt 37.151 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,8% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Dư nợ tín dụng đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng đạt 35.802 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,6% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Dư nợ tín dụng đối với các dự án nhà hàng, khách sạn đạt 56.403 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7,25% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa nhà để bán, cho thuê đạt 143.452 tỷ đồng, chiếm 18,45% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Dư nợ tín dụng đối với cho vay mua quyền sử dụng đất đạt 77.311 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 9,95% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

Dư nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác đạt 199.517 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 25,7% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

(Nguồn: VBMA).

Liên quan đến việc huy động vốn qua kênh trái phiếu, theo số liệu của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong quý III vừa qua, nhóm xây dựng và bbất động sản có giá trị phát hành sụt giảm nhiều nhất. 

Trong đó, nhóm bất động sản có tổng giá trị phát hành là 5.020 tỷ đồng, giảm 93,4% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Lũy kế 9 tháng đầu năm, nhóm bất động sản phát hành riêng lẻ tổng cộng 49.710 tỷ đồng trái phiếu, chiếm 20% tổng giá trị phát hành (giảm gần 61% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, CTCP Tập Đoàn Đầu Tư Địa Ốc Nova phát hành nhiều nhất (9.857 tỷ đồng), xếp sau là CTCP Đầu Tư và Phát Triển Eagle Side (3.930 tỷ đồng). Lãi suất phát hành trung bình của nhóm này là gần 10,35%/năm. 

(Nguồn: Bộ KH&ĐT, H.L tổng hợp).

Về nguồn vốn FDI, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 20/9/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 18,7 tỷ USD, bằng 84,7% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy vốn đầu tư đăng ký mới giảm, nhưng cả vốn đầu tư điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần vẫn tiếp tục tăng so với cùng kỳ.

Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 3,5 tỷ USD, chiếm gần 19% tổng vốn đầu tư đăng ký (tính đến 20/6/2022 hơn 3,15 tỷ USD) và tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái (gần 1,8 tỷ USD). 

Bộ Xây dựng cho biết, các tổ chức quốc thế đánh giá Việt Nam vẫn là điểm sáng về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, lượng vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành và lĩnh vực bất động sản nói riêng sẽ tiếp tục được cải thiện khi Việt Nam cũng như các nước trở lại trạng thái bình thường sau đại dịch.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

NHNN dự định bổ sung quy định về biện pháp can thiệp sớm với tổ chức tín dụng có dấu hiệu yếu kém

Luật các TCTD sửa đổi bổ sung một số quy định hiện hành về nâng cao năng lực quản trị, điều hành, xử lý tình trạng sở hữu chéo, cảnh báo sớm, can thiệp sớm với các TCTD yếu kém, giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần cũng được quy định nhằm tăng cường tính đại chúng của TCTD cổ phần

Người dân vùng hoa sữa dày đặc ở Cầu Giấy từng đề nghị thay cây

Đại diện chính quyền phường Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) nơi có nhiều đường phố trồng dày đặc hoa sữa như Trần Duy Hưng, Nguyễn Thị Thập... cho biết, người dân trên địa bàn trước đây cũng từng có ý kiến đề xuất thay thế, giảm mật độ cây hoa sữa để tránh ảnh hưởng đến đời sống người dân.