Dinh dưỡng

Ăn gì hỗ trợ đào thải sỏi tiết niệu?

Tóm tắt:
  • Các loại quả có múi chứa citrate giúp giảm hình thành sỏi tiết niệu.
  • Sỏi tiết niệu có thể gây đau đớn và biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh.
  • Điều trị sỏi tiết niệu phụ thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi.
  • Thực phẩm giàu citrate như dưa hấu, cà rốt, giúp ngăn ngừa và đào thải sỏi.
  • Người bệnh cần tránh thực phẩm nhiều oxalat và duy trì lối sống lành mạnh.

Sỏi tiết niệu là những khối cứng có hình dạng giống viên đá, do sự kết tinh tự nhiên của các tinh thể vô cơ trong nước tiểu tạo thành. Chúng thường xuất hiện ở thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo, có thể gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh nếu kích thước lớn, thậm chí gây tắc nghẽn đường tiểu, nhiễm khuẩn hoặc dẫn đến suy thận.

BS.CKI Phan Huỳnh Tiến Đạt, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết có nhiều cách điều trị sỏi tiết niệu từ nội khoa đến ngoại khoa, tùy kích thước, phân loại, vị trí của sỏi. Người có sỏi kích thước 5-10 mm trở lên được chỉ định uống thuốc để tống xuất sỏi dễ dàng. Sỏi kích thước lớn hơn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, bác sĩ chỉ định điều trị ngoại khoa như tán sỏi nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật mở... để lấy sỏi ra khỏi cơ thể.

Trường hợp sỏi nhỏ (dưới 5 mm) có thể đào thải tự nhiên, không cần can thiệp. Bác sĩ Đạt lưu ý người bệnh thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ đánh tan hoặc giảm nguy cơ hình thành thêm sỏi.

Uống đủ nước là yếu tố quan trọng nhất, giúp pha loãng nước tiểu, giảm nồng độ các khoáng chất gây sỏi.

Nước chanh chứa một lượng lớn citrate - hợp chất có thể ngăn ngừa sự hình thành sỏi canxi. Uống nước chanh mỗi ngày hỗ trợ ngăn ngừa hình thành sỏi, tống xuất các viên sỏi nhỏ ra ngoài.

Táo và giấm táo có thể tăng tính kiềm của nước tiểu, hỗ trợ kiểm soát axit uric. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng, nhất là người có bệnh dạ dày hoặc tiểu đường.

Quả có múi như chanh, cam, bưởi chứa lượng lớn citrate. Bổ sung hằng ngày vào khẩu phần ăn nhằm tăng lượng citrate trong nước tiểu, hạn chế nguy cơ hình thành sỏi và hỗ trợ điều trị sỏi hiệu quả.

Rau húng quế có thể hòa tan tinh thể nhỏ và ức chế hình thành sỏi canxi oxalat trong nước tiểu nhờ chứa axit axetic.

Bác sĩ Tiến Đạt tư vấn cho một người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ Tiến Đạt tư vấn cho một người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Cần tây chứa apigenin (chất chống oxy hóa thuộc nhóm flavonoids) có khả năng phá vỡ các tinh thể canxi oxalat gây sỏi thận.

Nước ép lựu cũng cung cấp chất chống oxy hóa flavonoids, uống thường xuyên còn giúp cơ thể loại bỏ các độc tố, ngăn ngừa hình thành hay tái phát sỏi thận.

Dưa hấu nhiều nước, giúp bù nước cho cơ thể, tăng lượng nước tiểu nhằm hỗ trợ đẩy chất thải và sỏi ra ngoài. Dưa hấu còn có citrate có thể ngăn hình thành sỏi.

Dưa leo là loại thực phẩm quen thuộc, có chứa citrate ngăn ngừa sỏi thận.

Việt quất và mâm xôi rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin C, góp phần giảm nồng độ oxalat trong nước tiểu, nhờ đó ngăn ngừa tạo sỏi canxi.

Nam việt quất chứa proanthocyanidin (PAC), các chất có thể ngăn vi khuẩn bám vào thành bàng quang. Trái cây này có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Măng tây chứa axit amin asparagin có tính lợi tiểu, giúp cơ thể đào thải chất lỏng dư thừa và các tinh thể canxi oxalat hình thành sỏi thận.

Cà rốt là nguồn thực phẩm giàu vitamin A và chất xơ, giảm sự hình thành sỏi và tình trạng viêm nhiễm đường tiểu. Cà rốt còn có đặc tính lợi tiểu, làm sạch đường tiết niệu, ngăn ngừa sỏi thận.

Người có sỏi tiết niệu cần tránh các loại thực phẩm nhiều oxalat như rau bina, củ cải, chocolate, đậu phộng... Oxalat là một trong những thành phần kết tinh với canxi tạo ra sỏi canxi oxalat - loại sỏi phổ biến nhất. Người bị sỏi nên hạn chế ăn nhiều thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, vì có thể làm tăng axit uric, gây nguy cơ hình thành sỏi urat. Giảm muối trong khẩu phần ăn để tránh tăng nồng độ canxi trong nước tiểu.

Người mắc bệnh lý liên quan đến thận như thận đa nang, thận mạn, tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, u xơ đường tiết niệu, hẹp niệu quản... có nguy cơ hình thành sỏi. Lối sống ít vận động, dùng các loại thuốc như lợi tiểu, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh đường tiêu hóa cũng có nguy cơ mắc các loại sỏi tiết niệu. Nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ có sỏi hoặc tái phát sỏi, gây chèn ép, bí tiểu hoặc các tình trạng khác ở đường tiết niệu, người bệnh cần đến cơ sở y tế để bác sĩ khám, điều trị kịp thời, tránh biến chứng, nhiễm trùng sỏi.

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiết niệu tại đây để bác sĩ giải đáp

Các tin khác

Becamex IDC 5 năm liên tiếp đứng đầu danh sách TOP 10 công ty bất động sản công nghiệp uy tín

Khẳng định bản lĩnh vững vàng với năng lực tài chính ổn định, vượt qua khó khăn, chủ động vươn lên đón nhận cơ hội mới – cơ hội bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, vừa qua Tổng Công ty Becamex IDC lại tiếp tục được vinh danh trong Top 10 công ty bất động sản Công nghiệp uy tín năm 2025 do Vietnam Repor công bố. Đây là lần thứ 5 liên tiếp Becamex IDC đứng đầu danh sách Top 10 (2021, 2022, 2023, 2024 và 2025).

Nguyên nhân đột quỵ khi đang chơi pickleball

Pickleball tuy là môn thể thao cường độ vận động vừa phải nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ do vận động đột ngột, bệnh lý nền không được kiểm soát đúng cách.

Lợi nhuận tăng trưởng 5,6% trong 2024, Sabeco đặt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025

Tại Đại hội Cổ đông Thường niên 2025, Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã công bố kết quả tăng trưởng tích cực trong năm 2024 vừa qua trên nhiều phương diện. Kết quả này có được nhờ bước đi chiến lược và nỗ lực bền bỉ của doanh nghiệp tập trung vào các mục tiêu nâng cao hiệu quả thương mại, tăng cường độ phủ trên thị trường và phát huy năng lực trên các lĩnh vực đổi mới cải tiến, sản xuất cũng như cung ứng.