Tài chính

ACB công bố kế hoạch trả cổ tức tỷ lệ 25%, lãi trước thuế vượt 20.000 tỷ đồng năm 2023

 Theo báo cáo cập nhật chuyên gia phân tích của Chứng khoán KB (KBSV), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB – Mã: ACB) đã thông tin về kế hoạch kinh doanh năm 2023 với lợi nhuận trước thuế đạt trên 20.000 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng khoảng 14 - 15% theo phê duyệt của NHNN, tăng trưởng huy động thấp hơn và sát với tín dụng, ước tính đạt 10% so với năm trước.

 

Về kế hoạch trả cổ tức 2022, ACB đang có kế hoạch trả cổ tức với tỷ lệ tương tự 2021 là 25% nhưng tỷ lệ bằng tiền và bằng cổ phiếu chưa được xác định và phải chờ ý kiến của NHNN.

Đối với tiền gửi không kỳ hạn (CASA), năm 2022, CASA của ACB giảm từ 25,5% xuống 22,3% vào năm 2022 do ngân hàng phải tăng cường huy động tiền gửi có kỳ hạn để cân đối nguồn vốn.

Các chuyên gia dự báo xu hướng CASA sẽ giảm trong 6 tháng đầu năm 2023 và hồi phục từ quý III. Mục tiêu CASA ngân hàng thuộc top 5, đạt trên 26%.

Ngoài ra, năm 2023, ACB có kế hoạch dư nợ các khoản vay bất động sản là khoảng 99.300 tỷ đồng, chiếm 24% tổng danh mục cho vay, cho vay cá nhân mua nhà chiếm 82% tổng danh mục cho vay liên quan bất động sản. Cho vay mua nhà dự án là khoảng 2.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ACB dự kiến vẫn sẽ cho vay bất động sản với khẩu vị rủi ro chặt chẽ.

Về nợ nhóm 2 của ngân hàng tăng 23,6% so với năm trước ở mức 2.345 tỷ đồng vào cuối năm 2022, ACB cho biết nguyên nhân do điều chỉnh theo hệ thống Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) và phân bố đều ở các khách hàng chứ không tập trung ở nhóm nào cả nên không đáng quan ngại.

 

Tuy nhiên, ngân hàng cho biết hoạt động bancassurance trong thời gian tới, cụ thể là hoạt động bán chéo sản phẩm bảo hiểm của ngân hàng, bị ảnh hưởng một phần bởi các chính sách của NHNN và Bộ Tài chính tuy nhiên không đáng lo ngại. Do đó ACB kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng trên 30% hằng năm.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh, năm 2022, lợi nhuận trước thuế của ACB tăng 42,6% đạt 17.114 tỷ đồng, vượt 13,5% kế hoạch năm. Thu từ lãi cả năm 2022 của đạt 40.699 tỷ đồng, tăng 20,7% so với năm trước; chi phí lãi và chi phí tương tự ghi nhận tốc độ tăng trưởng chậm hơn ở mức 16,2%, đạt 17.165 tỷ đồng.

Tăng tưởng tín dụng cả năm 2022 đạt 14,3% trên tổng room 15,5% của NHNN. Trong đó, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng mẹ là 15,2% và ACBS là -19% do giảm cho vay margin. Bên cạnh đó, tỷ lệ cho vay bán lẻ (cá nhân và SME) cuối 2022 là 93% tương đương cuối 2021.

Tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối năm 2022 là 0,74%, giảm nhẹ 0,03 điểm % so với năm trước nhờ ngân hàng đẩy mạnh xóa nợ xấu trong quý IV (khoảng 990 tỷ).

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Kiến nghị giải pháp phát triển nhà ở giá rẻ tại TPHCM

Tại buổi họp báo về tình hình dịch bệnh và phục hồi kinh tế diễn ra chiều 9/2, ông Vũ Anh Dũng, Phó phòng Phát triển nhà và Thị trường Bất động sản, Sở Xây dựng TPHCM, cho biết, thị trường bất động sản thành phố trong năm 2022 có phát triển nhưng chưa ổn định; đồng thời dự báo trong năm 2023 thị trường bất động sản TPHCM còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.