Kỹ năng sống

90% phụ huynh không phát hiện ra 3 lý do khiến con trẻ lười học: Thành công của con cái là nhờ cách giáo dục của bố mẹ

- Sao thành tích của con mãi không khá hơn?

- Công thức dễ như này mà suốt ngày quên?

- Con như này sao thi được vào trường giỏi, sao tìm được công việc tốt?

- Mẹ với bố làm việc quần quật suốt ngày đều vì con, con không làm bố mẹ đỡ lo lắng hơn được à?

Sự nóng giận của bố mẹ thay đổi theo kết quả học tập của con cái là hiện tượng thường xuyên gặp. Nhiều bố mẹ thấy kết quả học tập của con sa sút liền không kiểm soát được cơn bực tức, vừa mắng con không chịu cố gắng, vừa kể lể "bố mẹ đã rất khổ sở vì con".

Khi chúng ta còn nhỏ, những câu chuyện như vậy cũng thường xảy ra. Suy nghĩ thâm căn cố đế từ đời trước là thành tích kém đồng nghĩa với không cố gắng. Vì lối suy nghĩ này mà nhiều con trẻ thường xuyên bị đánh mắng, nhưng nhiều lúc, chúng ta thật sự cố gắng rồi…

Dưới đây là bức thư của một đứa con gái "ngỗ nghịch" gửi bố mẹ.

"Tối qua, con đắn đo rất lâu mới quyết định viết bức thư này cho bố mẹ. Vì con nghĩ, có những chuyện dễ viết ra hơn là nói ra.

Lần này, con lại không thi tốt rồi, con cũng không biết tại sao. Nếu nói câu này trước mặt, chắc chắn bố mẹ sẽ lại mắng con không chịu cố gắng. Từ năm lớp 8, vì thành tích của con tụt dốc mà cả nhà cãi nhau miết. Lúc nào bố mẹ cũng nói con không cố gắng, nhưng thực ra con rất cố gắng học tập.

Con lao vào học bài, nhưng số đề toán người khác làm xong trong một tiếng, con phải gần 2 tiếng mới làm xong. Giờ giải lao mọi người ra chơi, một mình con ngồi luyện đề. Con luôn mong một ngày có 48 tiếng.

Con tưởng chỉ cần cố gắng thì chắc chắn sẽ tiến bộ. Nhưng cuộc sống đã tát con một cái đau chết điếng.

90% phụ huynh không phát hiện ra 3 lý do khiến con trẻ lười học: Thành công của con cái là nhờ cách giáo dục của bố mẹ - Ảnh 1.

Không ngờ đợt thi này, thứ hạng của con còn tụt xuống 3 bậc so với lần trước. Cầm bài thi trên tay, con thẫn thờ, về nhà sẽ lại bị bố mẹ mắng rồi. Con muốn nói là con sẽ cố gắng, nhưng bố mẹ cứ mắng xối xả, không cho con cơ hội hé nửa lời.

Con trốn vào phòng khóc một mình, mệt rồi thì đứng cạnh cửa sổ, thấy đường phố tối đen như mực, ngôi nhà cũng thinh lặng đến đáng sợ.

Thật lòng mà nói, con chán nản lắm rồi! Con nên làm sao đây?

Con không muốn học trường dạy nghề, con không muốn bị người khác coi thường. Con cũng có ước mơ của riêng mình, con cố gắng muốn làm thật tốt nhưng luôn có người khác làm tốt hơn con. Con phấn đấu như vậy, tại sao bố mẹ không nhìn thấy?"

Không biết sau khi đọc xong bức thư này, bố mẹ đứa trẻ đó có thấy hối hận, suy ngẫm về tổn thương tối qua mình để lại cho con.

Khi con làm sai, điều đầu tiên bố mẹ nên làm không phải quở trách hay đánh mắng, mà là lắng nghe. Hầu hết bố mẹ không cho con cái quyền được giải thích, khiến con trẻ không cam lòng, đau khổ, thậm chí là oán hận.

Vì bố mẹ không hiểu và cổ vũ con nên con ghét học và ương bướng. Vậy do đâu mà kết quả học tập của con không cao và do đâu mà con ghét học?

1. Bố mẹ bắt ép con học nên con mất đi hứng thú học tập

2. Nền tảng kiến  thức của con còn kém, chưa học được

3. Cách học không đúng nên nỗ lực đổ sông đổ bể, dần dần con không muốn học, nghiêm trọng hơn con sẽ tự ti và hoài nghi khả năng của chính mình

Có nhiều lý do khiến con học không tốt. Chỉ khi bố mẹ tìm được lý do chính xác mới có thể giúp con bước ra khỏi khó khăn. Một mực trách mắng con chỉ làm mâu thuẫn giữa hai bên thêm gay gắt, thành tích học tập của con cũng tụt xuống thay vì tốt hơn.

Thành công của con cái chắc chắn là nhờ bố mẹ

Nguyên nhân khiến con ghét học không nhất định do bố mẹ. Có thể do nền tảng kiến thức của con kém, hoặc con thấy học hành không thú vị. Nhưng để cải thiện tình trạng này, chắc chắn bắt đầu từ hành động của bố mẹ.

90% phụ huynh không phát hiện ra 3 lý do khiến con trẻ lười học: Thành công của con cái là nhờ cách giáo dục của bố mẹ - Ảnh 2.

Mỗi ngày con học hơn 10 tiếng, còn nhiều hơn cả thời gian đi làm của bố mẹ. Ngày nào cũng ôn cái học rồi và học cái chưa biết. Trong vòng lặp ấy, con trẻ cảm thấy nhạt nhẽo là bình thường. Nhưng liệu bố mẹ đã nói cho con biết rằng: học chắc chắn sẽ khổ, nhưng cả thế giới đều đang khổ cùng con?

Có lẽ, bố mẹ nào cũng nói với con đại học tươi đẹp thế nào, học sinh giỏi và học sinh kém khác nhau ra sao, nhưng con trẻ chưa trải qua những điều này. Vì vậy, bố mẹ nên đưa con ra ngoài quan sát, học hỏi nhiều hơn, để con biết trường quốc tế và trường bình thường khác nhau như thế nào.

Không so sánh sẽ không có động lực. Khi có minh chứng rồi, bố mẹ không cần nói nhiều, trong lòng con tự hiểu rõ.

Bố mẹ không nên mù quáng đăng ký các lớp học thêm cho con vào những ngày nghỉ. Vì chìa khóa để nâng cao thành tích là một tâm thái thoải mái. Thành tích là sự tổng hợp của nhiều môn học, không phải sự nổi trội của bất kỳ môn riêng biệt nào.

Dạy con không thể thành công trong chốc lát. Thành tích của con cũng không thể vụt cao trong một đêm. Nhưng tốc độ có thể nhanh hơn khi cho con một trái tim hiếu học và một phương pháp học phù hợp. Trước tiên, bố mẹ nên là người yêu thích học tập và sau đó dùng đôi tay của mình để nâng đỡ "niềm tự hào" ấy.

(Ảnh: Unsplash)

Theo Aboluowang


Các tin khác

Chủ tịch Pacific Foods: Chúng ta cần chú ý xử lý khủng hoảng truyền thông để không ảnh hưởng xuất khẩu, như bài học nhiễm Asen ở Vũng Áng

Chúng ta cần chú ý xử lý khủng hoảng truyền thông để không bị ảnh hưởng xuất khẩu, như bài học nhiễm Asen ở vùng biển Vũng Áng những năm trước. Theo đó, các vùng biển khác lại bị ảnh hưởng nặng nề, khách hàng quốc tế không mua hàng vì nghĩ rằng các sản phẩm liên quan đến biển của chúng ta đều bị nhiễm Asen hết cả.

Tỷ phú giàu nhất châu Á học theo Walmart: Giao quyền điều hành cho người giỏi bên ngoài, chỉ duy trì sự kiểm soát của gia đình qua HĐQT

Trong nhiều năm, tỷ phú giàu nhất Châu Á Mukesh Ambani đã nghiên cứu cách thức mà các gia tộc giàu có nhất thế giới từ Walton đến gia đình Koch, truyền lại những gì họ đã xây dựng cho thế hệ tiếp theo. Gần đây, người đàn ông giàu nhất châu Á đang xem xét một bản kế hoạch chi tiết cho giai đoạn tiếp theo của đế chế trị giá 208 tỷ đô la của mình nhằm ngăn chặn cuộc chiến tranh giành quyền kế vị đã chia cắt rất nhiều gia tộc giàu có.

Ngân hàng số - “cú twist” đầy tiềm năng của ngân hàng Việt

Cách đây vài năm, cụm từ "ngân hàng số" chỉ được hiểu như phương thức giao dịch tồn tại song song và hỗ trợ cho ngân hàng truyền thống. Ngày hôm nay, "ngân hàng số" mang đến một "cú chuyển mình" ngoạn mục khi việc phát triển ngân hàng số trở thành mục tiêu tiên quyết của nhiều ngân hàng thương mại.

Phía sau thương vụ Masan thâu tóm Phúc Long: Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang không chỉ là ông trùm M&A tiêu dùng, mà còn là nghệ nhân tài chính lão luyện

Giới tài chính - kinh doanh vẫn chưa hết xôn xao về thương vụ Masan tiến hành mua thêm 31% cổ phần của Phúc Long vào tháng 1 năm 2022, nâng tỷ lệ sở hữu lên 51%, qua đó nắm quyền chi phối thương hiệu đồ uống này. Ngoài những tranh cãi "đắt - rẻ", chúng tôi muốn cung cấp cho độc giả một góc nhìn khác xoay quanh thương vụ triệu đô này.

Thông tin mới nhất của Chính phủ về làm đường cao tốc

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 42/TB-VPCP ngày 14/2/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về công tác chuẩn bị đầu tư các Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc giai đoạn 2021-2025.

Bắc Giang quy hoạch khu dân cư gần 20ha

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định 146/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu dân cư số 2, xã Bắc Lũng, huyện Lục Nam, tỷ lệ 1/500.

Loại gia vị quen thuộc trên bàn ăn người Việt có cực nhiều tác dụng cho sức khỏe: Ngăn lão hóa, chống ung thư nhưng dùng không đúng cách thì "giết gan" từng ngày

Gan là cơ quan có rất nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể. Chăm sóc lá gan khỏe mạnh chính là chìa khóa vàng quyết định sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn mắc sai lầm tai hại trong thói quen ăn uống, khiến gan suy yếu từng ngày.