TP HỒ CHÍ MINH, Việt Nam, 22/07/2022 /PRNewswire/ -- Đại dịch trên toàn cầu đã thúc đẩy việc từ chức với quy mô lớn tại Việt Nam trong hai năm qua và dự kiến sẽ còn gia tăng vào năm 2022. Tại Việt Nam, làn sóng từ chức đã xảy ra với gần một nửa (42%) nhân viên đang làm công việc hiện tại của họ trong vòng chưa đầy hai năm và tỷ lệ nhân viên tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp mới trong vòng sáu tháng tới lên đến 79%.
Michael Page Vietnam, nhà cung cấp dịch vụ tuyển dụng chuyên nghiệp, đã phát hành "Báo cáo xu hướng nhân tài 2022" với tiêu đề "The Great X", trình bày những dữ liệu chuyên sâu mới và tâm lý thị trường về các chủ đề việc làm nổi bật.
Trong khi tiền lương, tiền thưởng và phần thưởng vẫn là động lực chính cho các ứng viên, nhưng cuộc khảo sát cũng chỉ ra những thay đổi đáng kể đối với các lợi ích phi tiền tệ. 68% người tham gia khảo sát ở Việt Nam cho biết họ sẵn sàng từ bỏ cơ hội được tăng lương hoặc thăng chức để đổi lấy sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, sức khỏe tổng thể và hạnh phúc.
Ông Mark Donnelly, Giám đốc toàn quốc của Michael Page Việt Nam, cho biết: "Đầu tư vào nhân viên là một chiến lược giữ chân nhân tài quan trọng. Áp dụng công nghệ đồng nghĩa với việc nhân viên cần thu hẹp khoảng cách về kỹ năng. Và với số lượng nhân tài ít ỏi trong môi trường cạnh tranh cao, thì công tác nâng cao kỹ năng và đào tạo lại kỹ năng cho nhân viên đã vốn có nền tảng là điều vô cùng quan trọng. Nhân viên không được trang bị đầy đủ kỹ năng có thể cảm thấy không có động lực và sẽ cân nhắc rời khỏi công ty".
Khi các nền kinh tế cải thiện, những xu hướng có thể sẽ tiếp tục diễn ra:
- Chúng ta không thể đánh giá thấp tác động tâm lý phát sinh từ sự hợp nhất giữa "công việc" và "đời sống cá nhân" trong hai năm qua. 66% người tham gia khảo sát muốn được bố trí làm việc kết hợp giữa tại nhà và tại văn phòng.
- 68% người Việt Nam sẽ cân nhắc hỏi về chính sách DE&I (Đa dạng, Công bằng và Hòa hợp) của công ty khi phỏng vấn và 32% nói rằng việc không có cam kết về DE&I rõ ràng sẽ khiến họ không tích cực theo đuổi cơ hội việc làm.
- Đại dịch đã thay đổi các ưu tiên, với việc 68% ứng viên coi trọng phúc lợi hơn tiền bạc. Nếu không tạo ra văn hóa công sở tích cực mà dựa vào đó nhân viên ở mọi cấp độ cảm thấy được đánh giá cao, thì công ty sẽ có nguy cơ đánh mất nhân tài có hiệu suất làm việc cao vào tay đối thủ cạnh tranh.
- Rất nhiều nhân viên không cảm thấy được chủ lao động hỗ trợ. Trong đó, 50% số người tham gia khảo sát cho biết khối lượng công việc của họ đã tăng lên so với trước thời kỳ COVID-19. 85% tin rằng công ty của họ không có những động thái tích cực để đảm bảo cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Các công ty cần thay đổi về nhiều mặt để giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn.