Từ Hi Thái hậu là một người phụ nữ vô cùng quyền lực vào giai đoạn cuối của nhà Thanh. Trong 47 năm nắm đại quyền trong tay, Từ Hi Thái hậu có lối sống vô cùng xa hoa. Những ghi chép về thói quen, chuyện ăn uống… của vị thái hậu này khiến cho hậu thế phải kinh ngạc.
Theo đó, chỉ riêng chuyện ăn uống của Từ Hi Thái hậu đã vô cùng phức tạp và xa hoa. Vị thái hậu quyền lực của nhà Thanh cho xây dựng một căn bếp riêng, gọi là Bếp Tây, nơi tập trung những người đầu bếp giỏi nhất lúc bấy giờ, để có thể làm ra những món ăn ngon với nhiều cách chế biến rất cầu kỳ.
Từ Hi Thái hậu thường ăn 2 bữa ăn chính mỗi ngày. Tuy nhiên, mỗi bữa ăn chính của bà thường bao gồm tới 100 món ăn khác nhau. Bên cạnh đó, bà còn ăn thêm 2 bữa nhẹ với nhiều món ăn đa dạng.
Câu hỏi đặt ra là nếu có việc phải xuất cung thì liệu bữa ăn của Từ Hi Thái hậu có thay đổi?
Từ Hi Thái hậu có lối sống vô cùng xa hoa
Trên thực tế, trong ghi chép lịch sử, Từ Hi Thái hậu chính là vị thái hậu đầu tiên và duy nhất từng đi tàu hoả. Những năm cuối thời nhà Thanh, vị thái hậu nổi tiếng của nhà Thanh có cơ hội trải nghiệm đi tàu hoả.
Trên những chuyến tàu đường dài, đồ ăn là thứ thiết yếu trên hành trình di chuyển. Nếu như người hiện đại ngày nay thường quen dùng mì ăn liền, bánh ngọt, nước khoáng…., chế độ ăn của Từ Hi Thái hậu trên tàu sẽ như thế nào? Nếu chúng ta cho rằng Từ Hi Thái hậu sẽ tiết kiệm hơn trong việc ăn uống khi đi tàu thì đã nhầm.
Từ Hi Thái hậu từng đến Phụng Thiên (ngay nay là tỉnh Thẩm Dương) để tế tổ. Tuy nhiên, do quãng đường quá xa nên bà phải di chuyển bằng tàu hoả.
Căn bếp xa hoa trên tàu hoả của Từ Hi Thái hậu
Trong cuốn hồi ký Thanh Cung Nhị Niên ký của Dụ Đức Linh, nữ quan từng hầu hạ bên cạnh Từ Hi Thái hậu, có kể lại rằng, để đáp ứng nhu cầu trong việc ăn uống của vị thái hậu này, chiếc tàu hoả đã đặc biệt được bố trí thêm 4 toa tàu và sử dụng chúng để làm Ngự Thiện phòng. Trong đó có một toa chứa 50 cái bếp được làm bằng gạch đất sét trắng tráng men trông rất gọn gàng và bắt mắt.
Tại sao lại phải có 50 cái bếp trên toa tàu này? Lý do là mỗi bếp sẽ phụ trách nấu 2 món ăn. Bởi quy tắc ăn uống của Từ Hi Thái hậu là mỗi bữa ăn chính phải đủ 100 món, không được thiếu món nào. Ngoài ra, bánh ngọt và hoa quả các loại vẫn phải đảm bảo để phục vụ cho Từ Hi Thái hậu luôn ăn uống ngon miệng trong suốt quãng đường di chuyển.
Trong 3 ngày trên tàu, Từ Hi Thái hậu vẫn nhất quyết duy trì thói quen ăn uống xa xỉ như trong cung, với 2 bữa ăn chính, mỗi bữa lên tới 100 món sơn hào hải vị, và 2 bữa phụ với mỗi bữa khoảng 40 – 50 món các loại.
Ngay cả khi xuất cung, Từ Hi Thái hậu vẫn duy trì thói quen ăn uống xa xỉ
Để phục vụ cho chuyến đi của Từ Hi Thái hậu, cần có 150 người trong nhà bếp trên tàu. Trong đó, có 50 nhân sự chính là các đầu bếp, mỗi người chịu trách nhiệm chế biến 2 món ăn ngon nhất của họ; 50 người chịu trách nhiệm hỗ trợ.
Ngoài ra còn có 50 người có nhiệm vụ đốt lửa nhóm bếp. Công việc này rất quan trọng. Bởi vì khi đó nhiên liệu dùng để đốt lò là bánh than. Khi đốt nóng loại than này có thể gây ra nhiều khói. Do đó, khi nhóm bếp, những người thợ này phải luôn chú ý điều chỉnh để không làm ảnh hưởng đến thái hậu. Vì vậy, công việc của những người này quả thực không hề dễ dàng.
Từ Hi thái hậu là người rất coi trọng chuyện ăn uống. Khi nhàn rỗi, bà thường thích đi dạo trong phòng bếp của hoàng cung. Chính vì vậy, các đầu bếp và những người phục vụ trong bếp đều không dám cẩu thả. Không chỉ đồ dùng nhà bếp luôn sạch sẽ mà sàn nhà cũng được đánh bóng, lau chùi cẩn thận.
Trong cuốn hồi ký của Dụ Đức Linh, những món ăn yêu thích của Từ Hi Thái hậu có vịt hầm, lợn sữa quay, gà hun khói, các món ăn từ anh đào… Ngoài ra, còn có nhiều nguyên liệu xa xỉ khác được dùng để chế biến các món ăn cho Từ Hi Thái hậu như vi cá, hải sâm, não khỉ…
Dù đang di chuyển trên tàu, nhưng Từ Hi Thái hậu thường bất ngờ ra lệnh dừng lại để chuẩn bị đồ ăn. Ngay khi nhận được lệnh, các đầu bếp và những người trong nhà bếp đều vô cùng bận rộn. Tất cả đều cố gắng để chuẩn bị 100 món ăn cho Từ Hi Thái hậu. Trong trường hợp vị thái hậu này cảm thấy không muốn ăn nữa thì lại phải nhanh chóng thu dọn những món sơn hào hải vị này và sau đó đoàn tàu lại tiếp tục di chuyển.
Trong cuốn tự truyện Nửa đời trước của tôi, Phổ Nghi từng nói rằng các bữa ăn trong nhà bếp hoàng gia thường được hầm trước và để lửa nhỏ để đun nấu. Do đó, khi ăn, thức ăn đã quá nóng nên người ăn sẽ không có cảm giác ngon miệng.
Điều này có thể cho thấy sự khác biệt về nhà bếp của Phổ Nghi với Từ Hi Thái hậu. Rõ ràng là căn bếp của vị thái hậu này luôn bận rộn và sẵn sàng phục vụ nhu cầu ăn uống của bà bất cứ lúc nào. Đồ ăn được mang tới trước mặt thái hậu luôn được chế biến tươi ngon và hấp dẫn.