Gà là một loại gia cầm và thực phẩm rất quen thuộc trong mỗi bữa ăn của người Việt. Theo quan niệm của Đông y, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng, lành mạnh phổi. Có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu không hấp thu được thức ăn. Ngoài ra, thịt gà còn chữa được băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, trừ phong.
Ảnh minh họa
Theo nghiên cứu, thịt gà là thực phẩm chất lượng cao bổ dưỡng dễ tiêu hóa hấp thu. Thịt gà cung cấp một lượng lớn protein, ít chất béo, nhiều loại vitamin (A, C, E, B1, B2, PP), canxi, phốt pho nên có tác dụng bổ dưỡng đạm, chất khoáng và vitamin giúp tăng cường miễn dịch, điều hòa tiêu hóa. Ngoài ra, thịt gà còn chứa beta-carotene, lycopene, retinon,… đều là những chất nguồn gốc vitamin A giúp tăng cường thị lực.
Chia sẻ trên báo SK&ĐS, bác sĩ Trần Thuấn cho biết có rất nhiều bài thuốc hay từ thịt gà đã được các sách Đông y ghi nhận hiệu quả. Cụ thể là những món ăn bài thuốc sau:
5 món ăn bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ thịt gà
Các ăn thịt gà để hạ huyết áp
Gà giò (trống) một con, quyết minh tử 12g, ngũ vị tử 10g, gừng 5g, hành 10g, muối vừa đủ. Gà trống làm sạch, bỏ lòng. Hai vị kia rửa sạch, gừng đập giập, hành cắt nhuyễn, ướp muối lên thịt gà, bỏ gừng, hành, quyết minh tử, ngũ vị tử vào bụng gà. Nấu với một lít nước, đun to lửa sau vặn nhỏ. Hầm 60 phút. Mỗi ngày ăn một lần
Các ăn thịt gà để tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì
Thịt gà 100g, bí đao 200g, đảng sâm 3g, muối một ít. Thịt gà cắt miếng nhỏ cho vào nồi với đảng sâm, nước nửa lít, đun nhỏ lửa, hầm chín. Cho bí đao cắt miếng vào với gia vị vừa đủ. Ăn thịt, uống canh, dùng cùng trong bữa ăn.
Thịt gà tốt cho người thiếu máu
Gà giò một con, mổ bỏ ruột, nhét một nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch, khâu lại, nấu kỹ, mỗi ngày ăn một con. Ăn một tuần liền.
Thịt gà chữa ho lâu ngày, khó ngủ
Cũng làm như bài thuốc trên nhưng thay lá ngải cứu bằng lá dâu tằm non và nửa chén gạo nếp (nấu ăn).
Thịt gà chữa bệnh xương khớp
Gà ác một con, táo tàu đen 10 quả, hoài sơn (củ mài) 15g, kỷ tử 10g, ý dĩ 30g, vài củ hành tím, gia vị vừa đủ. Gà làm sạch, để nguyên con. Hành tím bóc vỏ, nướng chín; ý dĩ ngâm nước cho nở; ngâm táo tàu 10 phút, vớt ra để ráo. Đặt gà vào thố sứ, cho táo và ba vị kia vào, đổ nước vừa bằng, đậy nắp thố, chưng cách thuỷ chừng một tiếng rưỡi. Nêm ít đường, muối, rồi thả hành tím nướng vào. 30 phút sau ăn được, rắc ít tiêu bột cho thơm. Ăn nóng, mỗi ngày một lần, từ 7-10 ngày.
Suy nhược cơ thể, ho lao, sau khi đẻ gầy yếu: gà mái một con, gạo lứt 100g. Mổ gà, bỏ ruột, nấu lấy nước đặc. Cho gạo lứt đãi sạch vào nồi, đun lửa to, sau nhỏ dần. Nấu cháo loãng, nêm gia vị vừa ăn. Ăn nóng hai bữa sáng, tối.
Ảnh minh họa
3 bộ phận của gà không nên ăn nhiều vì có độc
Không nên ăn nhiều phao câu gà
Theo qua niệm của dân gian thì nếu như ăn phao câu để mượt tóc, giảm đau đầu. Tuy nhiên, những thông tin này không có cơ sở khoa học. Bởi vì trên thực tế phao câu chính là bộ phận tiêu hóa của con gà nên chứa nhiều độc tố vi khuẩn, nếu ăn nhiều dễ gây bệnh cho bạn.
Phao câu có chứa nhiều chất béo không tốt cho cơ thể. Bộ phận này còn là nơi có chứa nhiều vi khuẩn gây hại, nếu như không được chế biến sạch. Một số vi khuẩn có thể có trong phao câu gà bao gồm: E.Coli, Salmonella. Bởi vậy, bạn nên hạn chế ăn bộ phận này của gà lâu lâu ăn một chiếc thì không sao nhưng ăn nhiều và liên tục thì dễ gây bệnh. Ngoài ra, do phao câu gà có nhiều chất béo ăn nhiều dễ gây tăng cân béo phì, thừa cân. Từ đó, kéo theo nhiều bệnh như cao huyết áp, tim mạch, mỡ nhiễm máu.
Không nên ăn nhiều cổ gà
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trên cổ gà là nơi có chứa nhiều chất béo bão hòa. Nếu ăn nhiều chất béo bão hòa dễ gây béo phì tăng mỡ máu, tạo mảng xơ vữa mạch máu cũng như kéo theo các vấn đề chuyển hóa khác của cơ thể. Nhưng đây chính là bộ phận mà cánh mày râu thích ăn nhậu thường xuyên lựa chọn. Bởi vì nó vừa giòn vừa ngon.
Nhưng nếu bạn ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Nguyên nhân là do trên vùng da tại cổ còn có chứa nhiều tuyến dịch bạch huyết và cholesterol 'xấu'. Do vậy, người thích ăn bộ phận này cần phải chú ý bỏ phần hạch (nếu có), ăn ở mức vừa phải để tránh cholesterol tăng cao. Bởi vậy, bạn không nên ăn nhiều cổ gà.
Không ăn nhiều lòng, mề gà
Nội tạng của gà là món ăn nhiều người vô cùng yêu thích. Nhất là mề gà vừa giòn sần sật ăn kiểu gì cũng mê. Tuy nhiên, do lòng mề gà cũng không nên ăn nhiều. Bởi, nội tạng gà thường có chứa nhiều cholesterol. Chính vì vậy, khi bạn ăn nhiều sẽ dễ gây béo phì thừa cân, tiểu đường, tim mạch cao huyết áp.
Ngoài ra, do lòng mề gà là nơi tiêu hóa của gà nên thường chứa nhiều vi khuẩn, giun sán...Vì vậy, nếu như bạn ăn nhiều bộ phận này của gà dễ gây bệnh ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bạn, nên tránh xa.
3 nhóm người nên hạn chế ăn thịt gà
Chia sẻ trên VietNamNet, bác sĩ Lê Ngô Minh Như, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3, cho rằng 3 nhóm người này nên hạn chế ăn gà bởi lý do sau:
Ảnh minh họa
Bệnh nhân xơ gan
Những người mắc bệnh xơ gan việc sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều protein cần được cân nhắc và sử dụng với lượng phù hợp theo mức độ bệnh. Theo Đông y, thịt gà tính ôn, nên những trường hợp cơ địa thấp nhiệt thịnh sẽ gây tích tụ thấp nhiệt nặng hơn và làm bệnh chuyển biến nặng hơn.
Người mắc bệnh đường tiêu hóa
Thịt gà chứa một lượng lớn đạm và khoáng chất, vitamin. Tuy nhiên, đối với những trường hợp có bệnh lý tại đường tiêu hóa (đặc biệt là khó tiêu, táo bón), việc tiêu thụ thịt gà quá nhiều sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng này.
Người mắc bệnh lý tim mạch
Da gà và lòng đỏ trứng gà chứa nhiều chất béo. Vì vậy, việc sử dụng nhiều các thành phần này trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng rối loạn lipid máu.