Kỷ luật tự giác là một quá trình hình thành nội lực bên trong chứ không phải do tác động từ bên ngoài. Nếu một người sớm rèn cho mình được đức tính này, họ có khả năng cao thành công trong tương lai.
Có một câu chuyện được chia sẻ trên mạng rằng:
“Ở trường đại học, tôi biết có một người anh cùng khóa không lấy được bằng tốt nghiệp vì liên tục trượt các môn.
Những người quen của anh nói rằng, họ không thể ngờ rằng khi vào đại học anh ấy lại sa sút đến vậy. Lúc học cấp 3, anh nổi tiếng học rất chăm chỉ và tự giác. Thế nhưng, mọi chuyện đã thay đổi kể từ khi anh đậu đại học.
Khi tìm hiểu kỹ hơn, tôi nhận ra cũng chẳng có gì quá khó hiểu. Thời cấp 3, cha mẹ anh rất nghiêm khắc trong vấn đề học tập của con cái. Dưới sự tác động của cha mẹ, anh rất tự giác trong việc học. Nhưng sau khi vào đại học, vì không có cha mẹ bên cạnh quản lý nữa, không bị ai kiểm soát nên anh sống buông thả bản thân.
Kết quả anh không chỉ sa sút trong việc học mà còn sa đọa vào con đường ăn chơi, khiến bản thân trở lại một người hoàn toàn khác”.
Qua câu chuyện trên có thể thấy rằng, khi còn nhỏ, trẻ chỉ cần sẵn sàng nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ và hy sinh thời gian vui chơi để học tập, trẻ dễ dàng có thành tích vượt trội trong lớp.
Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên, kiến thức ngày càng nhiều, việc chăm chỉ thôi vẫn chưa đủ. Lúc này, những đứa trẻ ngoan ngoãn nghe theo lời sắp đặt của cha mẹ dần nổi loạn. Trong khi đó, những đứa trẻ biết tự giác lại có nhiều tiềm năng hơn.
Một người biết kỷ luật thường có một số đặc điểm như tự tin, độc lập, có mối quan hệ tốt với cha mẹ, có phương pháp giải quyết vấn đề độc đáo và không sợ bị người khác từ chối.
Nếu cha mẹ muốn con mình trở thành một người biết tự giác kỷ luật, họ nên tập trung vào những phẩm chất trên. Nếu một đứa trẻ phát triển những phẩm chất này, chúng sẽ rất biết tự giác trong mọi việc.
5 vấn đề cần chú khi khi cha mẹ rèn con cái tính kỷ luật tự giác
1. Kiểm soát ít, buông bỏ nhiều hơn
Nếu cha mẹ muốn con mình có động lực học tập, biết tự kỷ luật, họ không nên kiểm soát con cái mà hãy buông bỏ để trẻ được cảm thấy thoải mái nhất. Chỉ khi không có sự can thiệp của cha mẹ, trẻ mới có thể tự lập.
Độc lập và biết tự chăm sóc bản thân là điều kiện cơ bản để trẻ hình thành tính kỷ luật tự giác.
2. Trau dồi sự tự tin
Sự tự tin của một đứa trẻ là nền tảng của sự tự kỷ luật, nhưng làm sao để có được điều đó?
Sự tự tin thực sự của một đứa trẻ không phải do người khác phóng đại mà là sau khi cố gắng hết sức làm một điều gì đó, trẻ thực sự cảm thấy hạnh phúc và tự tin hơn rất nhiều.
3. Quan tâm đến mối quan hệ cha mẹ - con cái
Tất cả những đứa trẻ có ý thức tự giác cao đều có một điểm chung là chúng có mối quan hệ tốt với cha mẹ và cha mẹ.
Khi cha mẹ hòa thuận với con cái, họ đối xử với con cái như những cá thể độc lập, tôn trọng và khẳng định trẻ. Cha mẹ nên bắt đầu quan tâm tới cảm xúc của con mình, tôn trọng sự lựa chọn của con và cố gắng trở thành một người bạn tốt với con.
4. Dạy trẻ biết cách từ chối một cách lịch sự
Một đứa trẻ tự lập một kế hoạch nghiêm ngặt cho mình ở trường, nhưng sống trong môi trường tập thể chắc chắn sẽ gặp nhiều vấn đề. Nếu trẻ không biết cách từ chối người khác, kế hoạch của chúng sẽ khó thực hiện được. Trên thực tế sẽ luôn có những điều bất ngờ xảy ra và một số bạn bè cản trở kế hoạch của trẻ.
Học cách từ chối người khác một cách lịch sự là một điểm quan trọng để trẻ làm tốt công việc của mình.
5. Sự động viên và hướng dẫn của cha mẹ rất quan trọng
Khi trẻ có những tố chất này, cha mẹ không phải lo lắng quá, trẻ sẽ phát triển theo chiều hướng tích cực.
Tuy nhiên, đứa trẻ nào cũng là một tờ giấy trắng, sự phát triển sẽ không theo một hướng cố định mà luôn có những rắc rối kèm theo. Vào những lúc như thế này, việc cha mẹ động viên và hướng dẫn con cái rất quan trọng.