Robert Kiyosaki đã nói trong Người cha nghèo và Người cha giàu có: "Không phải xuất thân gia đình hay công việc hiện tại khiến bạn trở nên nghèo khó, mà là 'suy nghĩ của người nghèo' đã ăn sâu vào tâm trí bạn." Những người thông minh từ lâu đã từ bỏ những kiểu "suy nghĩ của người nghèo".
1. Quá coi trọng tiền bạc, càng tiết kiệm thì càng nghèo
Mark Twain đã từng nói "Nếu biết cách sử dụng, đồng tiền sẽ phục vụ cho bạn, bằng không nó sẽ trở thành chủ nhân của bạn".
Chúng ta thường nghĩ rằng tiết kiệm sẽ giúp ta tích được nhiều tiền. Thực tế hoàn toàn ngược lại, tiết việc để dành tiền có thể mang đến cho bạn rất nhiều phiền phức không đáng có.
Tôi đã đọc chia sẻ của một cư dân mạng tên Giai Oánh trên Douban. Giai Oánh có một người hàng xóm là dì Trần, dì ấy là một người sống cực kỳ tiết kiệm , không nỡ tiêu tiền.
Một năm nọ, dì Trần gói sủi cảo để đón tết. Do bởi nhiệt độ cao, phần nhân sủi cảo có chút đổi vị. Dì ấy cảm thấy thật đáng tiếc khi phải vứt bỏ cả đống nhân sủi cảo lớn như vậy. Vì thế dì vẫn quyết định lấy phần nhân cũ đó để gói sủi cảo.
Không ngờ cả nhà sau khi ăn sủi cảo đều bị nôn trớ, tiêu chảy giữa đêm. Dù mọi người đã uống thuốc trị tiêu chảy nhưng không có tác dụng. Cuối cùng cả gia đình phải đến viện cấp cứu.
Dì Trần bụng dạ vốn không tốt, lại thêm lần đau bụng này nữa khiến cho bệnh dạ dày của dì tái phát, phải nằm viện hơn nửa tháng. Chi phí thuốc thang cùng các chi phí điều trị khác tiêu tốn rất nhiều tiền. Ngỡ tưởng dì Trần đã tiết kiệm khoản lớn , nhưng không ngờ rằng cuối cùng lại vì chính những cái gọi là "tiết kiệm" đó mà tiêu tốn biết bao nhiêu.
Nhà kinh tế học Tiết Triệu Phong nói rằng: "Khi bạn tiết kiệm tiền, thì đồng thời bạn cũng dùng một phương thức chi trả khác để trả cho việc tiết kiệm đó".
Đừng vì tiết kiệm mà đánh đổi sức khỏe.
Có những đồng tiền mà ta không được tiết kiệm, bằng không càng kiệm càng nghèo. Vừa biết cách tiêu vừa biết cách tiết kiệm bạn mới có đươc một cuộc đời hạnh phúc và đầy đủ hơn.
2. Ngẩng đầu lên quá cao, càng sống càng thấy mệt mỏi
Có một câu nói rất hay: "Sở dĩ người ta mệt mỏi là bởi vì không thể vứt bỏ sỹ diện, không kiềm chế được cảm xúc."
Người nào dân trí càng thấp, lại càng hay lo lắng thể diện; họ bị sự phù phiếm hão huyền nuốt chửng và cuối cùng đánh mất cuộc sống.
Một ví dụ điển hình là nhân vật Lão đại Tô Minh Triết trong phim "Đều rất tốt".
Tô Minh Triết sau khi tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, dù cuộc sống còn nhiều khổ cực, nhưng ông vẫn cứ ra vẻ ta đây tỏ ra mình đầy thể diện. Sau khi đã thất nghiệp, ông cố tìm 1 công việc mới, nhưng nhất quyết là phải làm cho một công ty lớn. Ông nhất định không làm việc trong nước, dù cho đang thất nghiệp ở nước ngoài.
Rõ ràng đang thất nghiệp, nhưng Tô Minh Triết lại đưa bố mình sang Mỹ để tự mình chăm sóc bố. Khi em trai ông bay sang thăm, ông cũng chẳng hé nửa lời rằng mình đang thất nghiệp. Khi được em gái bố trí cho một công việc mới, còn chưa kiếm ra xu nào, ông đã khoe khoang rằng sẽ mua tặng bố căn nhà mới với giá 5 triệu nhân dân tệ và thuê người giúp việc 24/24.
Chỉ vì mình là con cả, là niềm tự hào của cả gia đình và vì cái thể diện trước mặt mọi người mà Tô Minh Triết hoàn toàn không suy nghĩ về tình hình kinh tế hiện tại của mình. Đến cuối cùng, chính ông là người đã khiến cho mọi thứ bị xáo trộn rối tung lên. Một người đứng trước nguy cơ thất nghiệp nhưng cũng chỉ vì 2 chữ "thể diện" mà mỗi tháng ông phải đóng đến 50 ngàn NDT tiền thuê nhà dù chưa có việc làm ổn định, xoay thế nào cho đủ.
Con người sống bởi tâm hồn chứ không phải sỹ diện. Suy nghĩ quá nhiều về vị trí của mình trong mắt người khác sẽ chỉ khiến bạn chịu đựng đau khổ.
Thực chất không chỉ Tô Minh Triết, trong cuộc sống vẫn có rất nhiều người đều như vậy. Để trở thành ánh sao chói sáng trong mắt người khác mà khiến tâm hồn mình mệt mỏi giã rời.
Một nhà tâm lý học nói rằng: "Khi họ thiếu điều gì, họ sẽ càng thể hiện điều đó"
Người thực sự có năng lực là người không quan tâm đến thể diện
Cái được gọi là "thể diện" đích thực đến từ thực lực của bạn. Khi bạn biết cách nâng cao năng lực, làm tốt mọi việc, "thể diện" sẽ tự động được nâng cao.
3. Tầm nhìn hạn hẹp, càng đi càng không tìm được "lối thoát"
Trong "Thu thủy" của Trang Tử có nói: "Không thể nói về biển cho một con ếch ở đáy giếng nghe được, vì nó chỉ thấy một khoảng không gian quá hẹp. Không thể nói về băng tuyết cho một con trùng chỉ sống một mùa hè nghe được vì nó sống một khoảng thời gian quá ngắn."
Nếu thế giới quan của bạn quá hẹp, những gì bạn nhìn thấy chỉ bằng một phần ba mảnh đất trước mắt. Chỉ có nhìn xa trông rộng, bạn mới có thể nhận ra giá trị của cuộc sống.
Trong bộ phim truyền hình "Sơn hải tình", có một phân cảnh: Giáo sư Lăng dự định sẽ dạy dân làng trồng nấm Agaricus bisporus để thoát nghèo và trở nên giàu có. Người dân trong làng chỉ cần đầu tư 2.000 nhân dân tệ vào vật liệu làm kho chứa nấm, và các chủng loại khác, kho chứa nấm, vật liệu xếp và hái sẽ được cung cấp miễn phí.
Tuy nhiên, dân làng đều cảm thấy Agaricus bisporus trồng xong chắc chắn sẽ thua lỗ. Vì trong thôn không ai dám ăn thử nên Bí thư Chi bộ thôn tin rằng loại nấm này ít trên thị trường, có giá trị dinh dưỡng cao, nếu trồng thành công chắc chắn sẽ rất được ưa chuộng.
Ba tháng sau, lứa nấm đầu tiên của bí thư thôn bắt đầu được hái, bán được một lúc hơn 1.000 nhân dân tệ. Những người dân làng có mặt đều tỏ ra hối hận và bày tỏ mong muốn được trồng nấm Agaricus bisporus. Họ không tuân theo lời khuyên của Giáo sư Lăng một cách nghiêm túc, họ cũng không có tầm nhìn xa trông rộng như bí thư thôn, nên đương nhiên không thể kiếm tiền ngoài tầm hiểu biết của mình.
Hồ Tuyết Nham, một "doanh nhân huyền thoại" từng nói: "Điều quan trọng nhất trong kinh doanh là "tầm nhìn". Nếu bạn có thể nhìn thấy một tỉnh, bạn có thể kinh doanh ở một tỉnh; nếu có thể nhìn thấy thế giới, bạn có thể kinh doanh ở bất kì đâu trên thế giới."
Tầm nhìn của bạn rộng bao nhiêu thì hình mẫu của bạn càng lớn bấy nhiêu.
Chỉ khi mở rộng tầm mắt, bạn mới có thể đứng cao hơn, vươn xa hơn
Trong "Điều kỳ diệu của tư tưởng lớn", David Schultz nói: "Trong các yếu tố quyết định sự thành công, thì thể lực, trí tuệ, nghị lực, trình độ học vấn đứng thứ hai, quan trọng nhất là tầm vóc của trí óc".
Sự khác biệt giữa con người với con người thực chất là sự khác biệt về tư duy. Tiết kiệm tiền một cách mù quáng sẽ chỉ khiến bạn mất đi nhiều hơn. Tầm nhìn hạn hẹp sẽ chỉ hạn chế sự phát triển của bạn. Chỉ bằng cách thay đổi cách tư duy, cuộc sống mới có thể có những bước chuyển mình tốt đẹp hơn.