Kỹ năng sống

3 thói xấu “phá” gan nhanh hơn cả thức khuya nhưng người càng trẻ càng thích làm

Không phải ngẫu nhiên mà thức khuya được xếp vào một trong những thói xấu hại gan nhất. “Mỗi cơ quan trong cơ thể đều có đồng hồ sinh học của riêng nó. Ví dụ như đối với gan, các chức năng nội tiết và ngoại tiết của gan đều sẽ thực hiện tốt nhất khi cơ thể trong trạng thái ngủ say. Vì vậy, khung giờ làm việc quan trọng nhất của gan mật là từ 23h - 3h. Nếu chúng ta thức khuya, ngủ sau 23h thì tức là đồng hồ sinh học của gan bị trục trặc, gây rối loạn chức năng.

Đặc biệt, việc thức khuya làm tăng gánh nặng cho gan do tăng sinh phản ứng oxy hóa sản sinh nhiều chất trung gian độc hại, kích hoạt tế bào kupffer độc hại. Từ đó khiến gan suy giảm chức năng, yếu dần và mắc nhiều bệnh tật như viêm gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan… nếu kéo dài”. Đó là những chia sẻ của Tiến sĩ Luo Guanhong, Phó trưởng khoa Tiêu hóa và Gan mật tụy, Bệnh viện Xijing (Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc).

Ông cũng nhấn mạnh rằng, thức khuya không phải thói xấu phổ biến duy nhất “tàn phá” gan. Có 3 hành vi hại gan còn nhanh hơn cả thức khuya nhưng người càng trẻ thì lại càng thích làm thường xuyên, đó là:

1. Lạm dụng thuốc

Lạm dụng thuốc có thể nói dễ hiểu là tình trạng sử dụng thuốc một cách bừa bãi, theo thói quen bao gồm cả thuốc kê đơn hoặc không kê đơn, thuốc bổ mà không theo đúng liều lượng khuyên dùng hay chỉ dẫn của dược/y sĩ. Trong đó, Tiến sĩ Luo Guanhong cho biết, tình trạng lạm dụng các loại thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh có thể nói là phổ biến nhất. Nó cũng thường gặp hơn ở những người trẻ tuổi, nhiều áp lực, bận rộn.

Điều đặc biệt là nhiều người cho rằng lạm dụng thuốc chỉ hại thận và dạ dày mà không hay gan cũng phải “chịu trận”. Bởi vì, gan là cơ quan giải độc của cơ thể, gan tham gia vào quá trình chuyển hóa hầu hết các loại thuốc, sau đó bài tiết qua mật hoặc nước tiểu.

Lạm dụng thuốc khiến gan phải làm việc quá sức, suy yếu. Sau đó, gan bị suy yếu thì chức năng chuyển hoá, giải độc và bài tiết các thuốc cũng bị ảnh hưởng. Sự tích tụ thuốc lâu dần không được chuyển hoá và giải độc gây ngộ độc thuốc và tổn thương gan, gây bệnh về gan.

2. Uống nhiều rượu bia

Ngay cả khi bạn không thức khuya, không lạm dụng thuốc nhưng lại thường xuyên uống bia rượu thì gan cũng không tránh khỏi tổn thương, bệnh tật. “Uống rượu bia nhiều rất hại cho gan, bởi hơn 90% rượu bia khi vào cơ thể do gan phải chuyển hóa. Lâu ngày sẽ làm giảm khả năng thanh lọc huyết dịch của gan, đồng thời làm tăng độc tố trong cơ thể, dẫn đến tổn thương gan và gây ra rất nhiều bệnh” - Tiến sĩ Luo Guanhong giải thích.

3 thói xấu “phá” gan nhanh hơn cả thức khuya nhưng người càng trẻ càng thích làm- Ảnh 1.

Uống quá nhiều rượu bia không chỉ hại gan mà còn gây bệnh cho thận, dạ dày, não bộ… (Ảnh minh họa)

Thói xấu này còn dẫn đến trúng độc gan, viêm gan. Uống nhiều rượu trong thời gian dài còn dễ dẫn đến xơ gan. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã xếp ethanol vào một trong những nhóm chất gây bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư gan. Theo các chuyên gia tính toán, nếu mỗi ngày uống rượu nồng độ quá 2 ly (25ml) là sẽ làm tổn hại đến gan.

Lúc này, dù là cơ quan có khả năng dự trữ rất tốt nhưng gan vẫn không thể phục hồi kịp sau những “tàn phá” từ rượu bia. Ngay cả khi bạn đã ngủ đủ, ngủ đúng khoảng thời gian gan cần tự chữa lành hay tập thể dục thể thao và cố gắng ăn uống lành mạnh hơn.

3. Tâm trạng thất thường, hay tức giận

Nếu cho rằng trạng thái tinh thần không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe gan thì bạn đã sai lầm!

Theo Tiến sĩ Luo Guanhong: “Tâm trạng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của gan, đặc biệt là khi căng thẳng hay tức giận quá mức. Bởi cơ thể sẽ sản sinh ra chất catecholamine, cùng với ảnh hưởng từ hệ thần kinh trung ương, làm tăng đường huyết và axit béo, độc tố gây hại cho gan, huyết dịch cũng không ngừng được tăng lên. Tất cả những điều này đều tác động tiêu cực tới lá gan cùng rất nhiều cơ quan khác trong cơ thể chứ không chỉ não bộ hay hệ thần kinh”.

3 thói xấu “phá” gan nhanh hơn cả thức khuya nhưng người càng trẻ càng thích làm- Ảnh 2.

Tức giận được xem là một trong những cảm xúc “tàn phá” gan nhanh nhất (Ảnh minh họa)

Ông cũng nhắc nhở thêm rằng, tâm trạng thất thường, tiêu cực còn ảnh hưởng xấu tới gan theo nhiều cách khác. Ví dụ như khi bị áp lực quá độ, stress, thất vọng, chán nản cũng dễ dẫn tới các rối loạn giấc ngủ, rối loạn chuyển hóa. Điều này tác động xấu đến hoạt động và sự nghỉ ngơi theo đồng hồ sinh học của gan. Đồng thời gây ra sự thiếu hụt máu ở gan, ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng tế bào gan làm gan không thể duy trì các hoạt động bình thường.

Nguồn: Sohu, Family Doctor, ETtoday

Cùng chuyên mục

Đọc thêm