Phong cách sống

25 tuổi phải làm gì để tài chính "dễ thở" hơn: Tiêu tiền cho những thứ mình thích, đầu tư cùng lúc với trả nợ và còn gì nữa?

Bạn có lẽ đang nỗ lực phát triển "networking" của mình, xây dựng sự nghiệp và quản trị một số rủi ro. Bên cạnh đó, xã hội cũng yêu cầu từ bạn một công việc ổn định nhưng vẫn trung hoà với những điều khác trong cuộc sống. Có lẽ những ngày Tết đến xuân về bạn cũng đã bị giục cưới chồng sinh con.

Là một cô gái ở độ tuổi 25, chưa lớn hẳn cũng chẳng còn nhỏ, có lẽ bạn đang gánh trên mình một chút áp lực cũng như hân hoan ở tuổi trẻ này. Song, một trong những điều quan trọng nhất chính là tìm thấy tự do và hạnh phúc trong cuộc đời. Điều kiện tiên quyết trong cuộc sống không có tiền không tồn tại được này chính là một nền tảng tài chính vững mạnh.

25 tuổi phải làm gì để tài chính dễ thở hơn: Tiêu tiền cho những thứ mình thích, đầu tư cùng lúc với trả nợ và còn gì nữa? - Ảnh 1.

Sau đây là 4 bước cơ bản bạn có thể thực hiện để cuộc sống tài chính trở nên “dễ thở” hơn.

1. “Tận dụng” các lợi ích do công ty của bạn cung cấp

Cảm giác như tuổi 25 có quá nhiều nghĩa vụ và mục tiêu tài chính phải thực hiện cùng một lúc. Đặc biệt nếu bạn phải vật lộn để trang trải cho mọi chi phí của mình. Một cách hiệu quả để giảm bớt một số áp lực đó là xem xét những lợi ích mà công ty của bạn cung cấp.

Bảo hiểm y tế có thể tốn kém nếu bạn tự mua ngoài. Nhiều người hiện tại đi làm mà không quan tâm đến hợp đồng lao động cũng như các quyền lợi của bản thân. Do đó, sẽ có những công ty dùng những “kẽ hở” này để giảm chi phí cho mình. Vì vậy, khi vào làm việc ở một công ty, điều quan tâm đầu tiên là chế độ bạn được hưởng có đúng luật lệ không.

Hơn thế nữa, thường các công ty cũng sẽ trả chi phí cho người lao động đi khám mỗi năm một lần. Bên cạnh đó là phúc lợi bảo hiểm xã hội, thất nghiệp, thai sản,... Đây là những điều bạn cần để ý. “Tăng xin giảm chi” - hãy luôn ghi nhớ điều này!

25 tuổi phải làm gì để tài chính dễ thở hơn: Tiêu tiền cho những thứ mình thích, đầu tư cùng lúc với trả nợ và còn gì nữa? - Ảnh 2.

2. Xây dựng quỹ khẩn cấp

Hầu như tất cả các chuyên gia tài chính sẽ khuyến nghị những người trẻ tuổi sử dụng một số tiền lương của họ để bắt đầu xây dựng một quỹ khẩn cấp. Quỹ khẩn cấp cung cấp cho bạn một khoản tiền mà bạn có thể rút ra để trang trải các chi phí phát sinh ngoài dự kiến.

Hãy xem xét khoản này tách biệt với quỹ tiết kiệm khẩn cấp - quỹ này cũng phải đủ cho chi phí sinh hoạt từ ba đến sáu tháng. Có thể bạn sẽ cần cả hai tài khoản trong giai đoạn này. Bởi vì chỉ với một tài khoản, bạn có thể rơi vào tình trạng hỗn độn thực sự khi phát sinh chi phí bất ngờ.

Để tìm ra chính xác số tiền cần tiết kiệm, hãy cộng các chi phí hàng tháng từ tiền thuê nhà hoặc thế chấp của bạn, cũng như chi phí trung bình ăn uống, hóa đơn điện nước, vận chuyển và các chi phí thông thường khác.

Nhân số đó với sáu để có ý tưởng cơ bản về số tiền cần tiết kiệm. Đặt số tiền này vào một tài khoản tiết kiệm có mức lãi suất 6-7%/ năm cũng không phải là một ý tưởng tồi.

25 tuổi phải làm gì để tài chính dễ thở hơn: Tiêu tiền cho những thứ mình thích, đầu tư cùng lúc với trả nợ và còn gì nữa? - Ảnh 3.

3. Ưu tiên nhu cầu thiết yếu nhưng vẫn dành ngân sách cho những thứ bạn thích

Có rất nhiều áp lực để tiết kiệm và đầu tư trong khi bạn cũng phải trang trải tất cả các chi phí hàng ngày như tiền thuê nhà và thực phẩm. Quản lý tiền bạc đôi khi khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Để tránh điều đó, hãy sử dụng tiền một cách hợp lý cho một số việc bạn yêu thích.

Hiểu được ý nghĩa của thu nhập và chi phí, cũng như sắp xếp thứ tự ưu tiên trong nhu cầu thiết yếu. Song đồng thời cũng dành ra một số tiền cho những thứ mang lại niềm vui. Nếu không, nó giống như ăn kiêng, vật vã vì nó. Sau đó đến “cheat day” (ngày bạn tự thưởng ăn uống thoải mái), bạn ăn vô tội vạ và thế là sự cố gắng của cả tuần bị đổ vỡ. Đừng quá ép buộc bản thân mình, đôi khi nó sẽ phản tác dụng.

Hãy xem xét và phân tích các chi phí của bản thân. Đặc biệt hãy dành một phần ngân sách cố định cho những mong muốn của bạn. Giữ vững sự kỷ luật và không tiêu quá số tiền đã đề ra đó.

25 tuổi phải làm gì để tài chính dễ thở hơn: Tiêu tiền cho những thứ mình thích, đầu tư cùng lúc với trả nợ và còn gì nữa? - Ảnh 4.

4. Trả nợ và đầu tư cho hưu trí cùng một lúc

Có một cuộc tranh luận xung quanh việc bạn nên trả bớt nợ hay đầu tư cho tương lai. Song, bạn có thể đạt được 2 mục tiêu đó cùng một lúc. Bạn có thể chia khoản tiền đó ra 2 phần. Một cho trả nợ và cái còn lại là tiết kiệm cho tương lai dù chỉ 500k/ tháng.

Đầu tiên nó sẽ giúp bạn có thói quen tiết kiệm hơn. Hơn thế nữa lãi suất kép có thể giúp “tiền sinh ra tiền” hiệu quả. Chưa kể, trong trường hợp “mát tay”, số lãi bạn thu được từ các khoản đầu tư sẽ lớn hơn nhiều so với lãi suất từ khoản nợ.

Trong khi đó, hãy giải quyết khoản nợ có lãi suất cao hơn - như nợ thẻ tín dụng - trước tiên. Bởi vì bạn mang số dư nợ này càng lâu, cuối cùng bạn càng phải trả nhiều khoản phí lãi suất hơn. Thoát khỏi khoản nợ lãi suất cao có thể giúp bạn giải phóng thêm một số tiền mặt để trả cho các khoản nợ khác hoặc đầu tư nhiều hơn.

Ảnh: Tổng hợp

Cùng chuyên mục

Đọc thêm