Ai cũng nói rằng ăn chay tốt cho sức khỏe và có thể ngăn ngừa ung thư, nhưng trên thực tế, nhiều người ăn chay vẫn qua đời vì căn bệnh quái ác này. Vậy sự thật sau những lời đồn đoán này là gì?
Ăn chay lâu ngày có ngừa được ung thư ?
Wang Kuan, giáo sư phẫu thuật đường tiêu hóa tại Bệnh viện Ung thư trực thuộc Đại học Y Cáp Nhĩ Tân, nói rằng chế độ ăn chay cực đoan trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể không hấp thụ đủ protein.
Ảnh minh họa: Internet
Protein là yếu tố thiết yếu của hệ thống miễn dịch, thiếu protein lâu dài sẽ khiến cơ thể suy giảm khả năng miễn dịch, khả năng theo dõi và loại bỏ các tế bào đột biến trong cơ thể, từ đó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác nhau. Vì vậy, việc ăn chay quá độ không những không phòng chống được ung thư mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Ngoài ra, chế độ ăn chay lâu dài cũng có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe này:
1. Gây suy nhược cơ thể
Ăn chay sẽ khiến cơ thể không được bổ sung đầy đủ protein, vitamin D, axit béo và các nguyên tố khác dẫn đến sức mạnh và chất lượng cơ bắp bị giảm sút đáng kể. Đối với một số người trung niên và cao tuổi, cơ thể thiếu dinh dưỡng rất dễ gây ra chứng suy nhược cơ thể.
2. Gan nhiễm mỡ
Ảnh minh họa: Internet
Ăn chay trường trong thời gian dài sẽ khiến lượng protein nạp vào không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Lúc này cơ thể sẽ sử dụng lượng chất béo đã tích lũy từ trước thông qua quá trình chuyển hóa ở gan, tuy nhiên chính điều này lại là nguyên nhân khiến mỡ tích tụ trong gan, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ .
Ngoài ra, ăn chay không khoa học cũng sẽ dẫn đến giảm tổng hợp lipoprotein có nhiệm vụ vận chuyển triglycerid, phospholipid và acid béo trong cơ thể, sẽ khiến cho một lượng lớn triglycerid tích tụ trong cơ thể, từ đó gây ra gan nhiễm mỡ.
Do đó, nếu bạn muốn ăn chay lâu dài thì nên áp dụng một chế độ ăn chay khoa học cần sự kết hợp hợp lý và đa dạng giữa các loại thực phẩm.
3. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Hầu hết mọi người đều biết rằng cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Trên thực tế, cholesterol thấp cũng có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch.
Ăn chay có thể dẫn đến lượng cholesterol trong cơ thể thấp, ở trạng thái này, nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng tăng cao, khiến mạch máu bị giòn, nguy cơ xuất huyết não tăng lên rất nhiều.
Chìa khóa để ngăn ngừa ung thư là một chế độ ăn uống cân bằng
Tổ chức Y tế Thế giới WHO nhắc nhở rằng khoảng 3 đến 40% trường hợp ung thư có thể được ngăn ngừa thông qua một chế độ ăn uống hợp lý. Vậy cụ thể phải làm như thế nào?
1. Ăn thịt điều độ
Trong cuộc sống, không nên ăn quá nhiều thịt mà nên ăn có chừng mực. Các chuyên gia khuyến cáo rằng cá và thịt gia cầm được ưu tiên để tiêu thụ thịt hàng ngày. Tuy nhiên, lượng cá và thịt gia này hàng tuần nên duy trì ở mức 280 ~ 525g. Không nên ăn nhiều hơn bởi không có lợi cho sức khỏe.
2. Ăn nhiều trái cây và rau quả, sữa và đậu nành
Ảnh minh họa: Internet
Rau và trái cây là trọng tâm của việc duy trì chế độ ăn kiêng Các sản phẩm từ sữa rất giàu canxi, và đậu nành rất giàu protein chất lượng cao, có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Lượng rau ăn vào hàng ngày nên giữ từ 250 ~ 500g , tốt nhất là rau sẫm màu; lượng trái cây hàng ngày nên giữ ở mức khoảng 250g và lưu ý không làm nước trái cây; lượng sữa khuyến nghị hàng ngày nên giữ ở mức Khoảng 300ml .
3. Thực phẩm đa dạng
Nếu bạn muốn ngăn ngừa ung thư, bạn cần phải kết hợp thịt và rau trong chế độ ăn uống của mình, thay vì chỉ ăn chay hoặc hoàn toàn thịt một cách mù quáng, không tốt cho sức khỏe.
Đa dạng hóa bữa ăn là sự kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau làm cho bữa ăn giàu giá trị dinh dưỡng, đồng thời làm tăng sự chuyển hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng. Mỗi người nên tiêu thụ hơn 12 loại thực phẩm mỗi ngày và hơn 25 loại thực phẩm mỗi tuần để cơ thể được bổ sung đẩy đủ các chất dinh dưỡng.
4. Duy trì sự cân bằng giữa ăn uống và vận động
Mọi người ở mọi lứa tuổi nên thực hiện một số bài tập thể dục để giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn. Tập thể dục có thể giúp duy trì cân nặng hợp lý và đốt cháy lượng calo dư thừa trong cơ thể. Nên tập thể dục ít nhất 5 lần một tuần, mỗi lần không dưới 30 phút .
Những "đồ chay" không tốt cho sức khỏe
Trong cuộc sống hằng ngày, có một số thực phẩm dễ bị lầm tưởng là đồ ăn chay. Dưới đây là 3 loại thực phẩm không phải là thuần chay lại còn có thể gây hại cho cơ thể mà mọi người cần phải lưu ý:
1. Trái cây và rau quả sấy khô
Ảnh minh họa: Internet
Các loại hoa quả sau khi sấy sẽ làm mất đi lượng nước khiến cho thực phẩm này trở nên ngọt hơn cả lúc tươi. Đối với người ăn chay, sử dụng hoa quả sấy khô vào các bữa ăn phụ là cách bổ sung nguồn năng lượng, dưỡng chất, phòng tránh nguy cơ tụt huyết áp cực hiệu quả.
Tuy nhiên, các loại rau củ quả sấy khô thường có vị ngọt nên dễ khiến bạn ăn quá nhiều, điều này có thể dẫn đến dư thừa lượng đường và calo gây nguy cơ béo phì. Bên cạnh đó, một số nhà sản xuất thường thêm sulfite - một chất bảo quản vào trái cây sấy khô giúp trái cây khô trông hấp dẫn hơn, ngăn ngừa sự đổi màu. Nếu những người nhạy cảm với sulfite ăn phải gây ra hiện tượng đau dạ dày, phát ban da và lên cơn hen, rất nguy hiểm. Vì vậy, bạn cũng nên hạn chế loại thực phẩm này.
2. Thực phẩm chay giả mặn
Ảnh minh họa: Internet
Xuất phát từ nhu cầu của người ăn chay, không ít các sản phẩm thay thế thịt động vật từ chính thực phẩm thực vật (thịt giả) ra đời. Tuy nhiên, những thực phẩm chay giả mặn lúc này đã được bổ sung thêm nhiều chất khác để tạo mùi vị giống như thịt thật như chất bảo quản, chất tạo mùi, tạo vị, chất định hình… không rõ nguồn gốc rất có hại cho sức khỏe.
Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, những loại đồ ăn chay giả thịt thường được cho quá nhiều muối thậm chí chứa cả nấm mốc, dẫn đến huyết áp cao, các bệnh tim mạch và tăng cân, gây tổn hại cho sức khỏe.
Vì vậy, khi chọn thực phẩm chay khô hoặc đã chế biến sẵn, bạn nên tìm những thương hiệu có uy tín để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, cần chú ý màu sắc của sản phẩm, tránh mua thực phẩm đã bị mốc, thực phẩm tẩy trắng hay sản phẩm chế biến sẵn dùng nhiều phẩm màu lòe loẹt.
(Theo Toutiao)