Ngày nay tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng cao và có dấu hiệu trẻ hóa. Thống kê cho thấy, hiện có hơn 3,5 triệu người Việt đang mắc đái tháo đường.
Tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa mạn tính, cơ thể không tự sản sinh insulin hoặc insulin tiết ra không đủ để hấp thu glucose trong máu dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường.
Khi mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân không đơn thuần chỉ cảm thấy khó chịu mà còn có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như hư thận, tai biến mạch máu, đau hệ thống thần kinh... Do đó điều quan trọng là phải phát hiện bệnh và có phương án ổn định đường huyết hiệu quả.
Bác sĩ cảnh báo khi cơ thể liên tục cảm thấy có 2 bộ phận này bị ngứa thì nên kiểm tra đường huyết càng sớm càng tốt.
2 bộ phận trên cơ thể bị ngứa là dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường
1. Bàn tay và bàn chân liên tục bị ngứa
Nói đến việc ngứa tay chân nhiều người sẽ nghĩ ngay đến bệnh nấm da chân, nhưng nếu đã bôi thuốc mà chưa khỏi thì bạn nên nghĩ đến việc kiểm tra đường huyết xem chỉ số có cao bất thường hay không.
Theo bác sĩ JI Li-nong (trưởng khoa nội tiết, Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc), khi đường huyết tăng, cơ thể sẽ bị mất nước và giảm tưới máu nuôi dưỡng da. Cộng thêm các dây thần kinh bị tổn thương khiến quá trình bài tiết mồ hôi ở da rối loạn, gây khô da, ngứa ngáy rất nhiều. Vùng da tay chân là 2 vùng dễ bị ảnh hưởng nhất và thường có cảm giác ngứa nhiều nhất.
2. Ngứa "vùng kín"
Tiến sĩ Wang Yao (Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Zhongda trực thuộc Đại học Đông Nam, Trung Quốc) cho biết, bệnh tiểu đường thường để lộ rất nhiều dấu vết trên da. Nếu nhận biết những triệu chứng này sẽ giúp người bệnh phát hiện bệnh sớm và can thiệp ngăn ngừa biến chứng.
Do rối loạn chuyển hóa glucose, rối loạn chức năng thần kinh mà cơ thể người tiểu đường thường đổ khá nhiều mồ hôi. Đây là lý do rất dễ sinh sôi vi khuẩn và nấm, bệnh nhân nữ rất dễ bị ngứa bộ phận sinh dục.
Ngoài ra người tiểu đường còn thấy ngứa khắp mình mẩy, sau khi gãi còn để lại vết thương và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác. Bên cạnh đó, làn da của người tiểu đường còn hay xuất hiện mụn nhot.
3 thói quen giúp hạ đường huyết còn tốt hơn cả thuốc
Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe rất quan trọng. Ngoài việc sử dụng thuốc theo yêu cầu của bác sĩ, người mắc bệnh tiểu đường còn cần thực hiện những việc dưới đây để ổn định đường huyết.
1. Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục có thể trực tiếp làm giảm lượng đường huyết trong cơ thể. Tuy nhiên nên tập luyện nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, đạp xe... vì sẽ phù hợp với thể chất của người bệnh tiểu đường, đồng thời có lợi cho sức khỏe tim mạch của bệnh nhân.
2. Uống trà mỗi ngày
Đối với bệnh nhân tiểu đường, các loại nước chứa đường, nước trái cây là thứ hoàn toàn không nên sử dụng. Thay vào đó nên uống trà xanh vì chúng rất giàu polyphenol có thể thúc đẩy quá trình bài tiết insulin trong cơ thể và ổn định đường huyết.
Ngoài ra bệnh nhân có thể uống trà hoa cúc, loại trà này không chỉ có lợi trong việc hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, mà còn ngăn ngừa tổn thương thần kinh và hệ thống tuần hoàn. Đặc biệt, trà hoa cúc không chứa calo có thể thúc đẩy giảm cân hiệu quả.
3. Ăn cá
Thịt cá rất thích hợp cho người bệnh tiểu đường, bởi thịt cá không chỉ thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, mà còn là loại thịt giàu đạm, ít chất béo, đồng thời rất giàu axit béo không no... Các chất này có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và mạch máu não, đồng thời có lợi cho việc kiểm soát đường huyết.