1. Quả óc chó
Ảnh minh họa
Các chuyên gia khuyên mọi người nên ăn quả óc chó 2-3 lần một tuần. Đặc biệt là đối với phụ nữ trung niên và cao tuổi, phụ nữ mãn kinh. Vì arginine, axit oleic và chất chống oxy hóa có trong quả óc chó có thể bảo vệ hệ tim mạch và ngăn ngừa bệnh mạch vành, đột quỵ, bệnh Alzheimer…
Tuy nhiên, không nên ăn quả óc chó quá nhiều một lúc, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa. Một số người thích bóc lớp vỏ mỏng màu nâu trên bề mặt của nhân quả óc chó sẽ làm mất đi một số chất dinh dưỡng.
2. Hạt dẻ
Hạt dẻ có nhiều công dụng cho sức khỏe như ổn định lượng đường trong máu, tăng đề kháng, hỗ trợ bảo vệ tim mạch, giúp cải thiện chức năng não. Tuy nhiên, ăn nhiều hạt dẻ dẫn đến khó tiêu hóa. Đặc biệt với người cao tuổi hoặc người gặp vấn đề dạ dày.
Tốt nhất bạn nên coi hạt dẻ như một món ăn nhẹ giữa các bữa ăn, hoặc ăn trong bữa chính chứ không nên ăn nhiều sau bữa ăn để tránh nạp quá nhiều calo không có lợi cho việc duy trì cân nặng. Hạt dẻ thường rất dễ bị mốc, hư hỏng, ăn phải hạt dẻ bị mốc có thể gây ngộ độc.
3. Hạt hướng dương
Ảnh minh họa
Protein chứa trong hạt hướng dương có thể so sánh với protein của các loại thịt động vật. Nhấm nháp hạt hướng dương thường xuyên có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, đột quỵ, hạ huyết áp , bảo vệ tính đàn hồi của mạch máu.
Nhưng hãy cẩn thận, đừng nên ăn quá nhiều hạt hướng dương. Trong một số trường hợp, ăn hạt hướng dương có thể gây ra tình trạng viêm da, phát ban, gây mệt mỏi hoặc tâm trạng thay đổi bất thường, do hạt hướng dương chứa khoáng chất selen đáng kể.
4. Hạt dẻ cười
Chủ yếu chứa các axit béo không bão hòa đơn nên hạt dẻ cười không dễ bị hỏng như các loại hạt khác, có thể làm giảm lượng cholesterol và giảm bệnh tim. Tuy nhiên, hạt dẻ cười có nhiều calo và chứa nhiều chất béo, những ai sợ béo phì, mỡ máu cao nên hạn chế ăn.
Tiêu thụ hạt dẻ cười quá mức có thể gây tăng huyết áp, choáng, mờ mắt... Nếu ăn quá nhiều hạt dẻ cười rang muối, bạn có thể làm tăng nồng độ natri trong máu.
5. Hạnh nhân
Ảnh minh họa
Hạnh nhân chứa 50% chất béo, 25% protein, 10% carbohydrate, vitamin E, canxi, magiê, kali và các nguyên tố khác.
Những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành thường xuyên ăn hạt hạnh nhân sẽ ít bị đau thắt ngực hơn những người không ăn. Hạnh nhân có tác dụng điều hòa lượng insulin và lượng đường trong máu, đồng thời cũng là một trong những thực phẩm hỗ trợ điều trị chứng rối loạn dung nạp glucose và bệnh tiểu đường.
Hạnh nhân rất giàu boron và canxi, cũng có lợi cho việc ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh.
Tuy nhiên, ăn hạnh nhân có thể gây ra béo phì, do lượng calo dồi dào trong hạt. Bạn cũng có thể bị quá liều vitamin E, khiến bản thân bị đau đầu, tiêu chảy, đầy hơi...
6. Hạt phỉ
Hạt phỉ rất giàu chất dinh dưỡng và có tất cả các axit amin mà cơ thể con người cần. Hàm lượng canxi, phốt pho và sắt trong hạt phỉ cũng cao hơn so với các loại hạt khác. Vì giàu dinh dưỡng và có vị ngọt nên từ xa xưa người ta đã sử dụng nó như một loại quả quý.
Tuy nhiên ăn quá nhiều hạt phỉ gây ra béo phì, các vấn đề về dạ dày, rối loạn chuyển hóa của cơ thể. Trong các bệnh nghiêm trọng về mạch máu, gan và đường tiêu hóa, việc sử dụng hạt phỉ bị hạn chế hoặc bị cấm.
7. Hạt bí ngô
Ảnh minh họa
Hạt bí ngô rất giàu axit pantothenic, có thể làm giảm đau thắt ngực và có tác dụng hạ huyết áp. Nhưng cũng cần lưu ý không nên ăn quá nhiều một lúc, đã có báo cáo về trường hợp chóng mặt do ăn quá nhiều hạt bí ngô. Bệnh nhân bị nhiệt miệng nên ăn ít, nếu không sẽ cảm thấy chướng bụng, ngột ngạt.
8. Lạc
Chất catechin có trong lạc là chất có tác dụng chống lão hóa mạnh mẽ, lysine là một thành phần quan trọng trong việc ngăn ngừa lão hóa sớm. Thường xuyên ăn lạc sẽ có tác dụng rất tốt trong việc chống lão hóa.
Chính vì vậy, từ xưa lạc đã được mệnh danh là "quả trường sinh". Tuy nhiên tỷ lệ tiêu hóa và hấp thụ của lạc thấp, ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, nên cần hết sức lưu ý.
9. Hạt thông
Ảnh minh họa
Hạt thông có chứa protein, chất béo và carbohydrate. Hầu hết các chất béo đều là các axit béo thiết yếu như axit linoleic và axit linolenic có lợi cho sức khỏe. Chúng cũng rất giàu canxi, phốt pho và sắt. Ăn thường xuyên có thể bồi bổ và tăng cường cơ thể.
Tuy nhiên hạt thông nếu để lâu sẽ sinh ra vị mặn, không thích hợp dùng để ăn. Những người bị rối loạn chức năng túi mật nên thận trọng khi dùng. Tiêu thụ quá mức là gánh nặng cho dạ dày.
10. Hạt điều
Hạt điều là loại ngũ cốc khá phổ biến. Chúng chứa một giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe của chúng ta như vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, flavonoid…
Tuy nhiên, so với các loại hạt khác, hàm lượng axit béo no trong hạt điều không có lợi cho cơ thể con người cao hơn một chút, chiếm khoảng 20%. Vì vậy nên tránh ăn quá nhiều.
Ngoài ra, hạt điều có chứa nhiều chất gây dị ứng, có thể gây ra những phản ứng dị ứng nhất định cho người bị dị ứng. Vì vậy, những người lần đầu tiên ăn hạt điều, tốt nhất là không nên ăn nhiều.
(Nguồn: Aboluowang)