Xã hội

Viễn cảnh không ngờ khi Sông Tô Lịch xây xong 3 đập dâng nước

Tóm tắt:
  • Sông Tô Lịch dài 14,6 km, là trục thoát nước quan trọng và di sản hàng nghìn năm của Hà Nội.
  • Sông hiện đang chịu ô nhiễm từ nước thải công nghiệp và dân cư, cần cải tạo môi trường.
  • Dự án cải tạo gồm bổ cập nước từ sông Hồng, xây cống gom và xử lý nước thải.
  • Ba đập dâng sẽ được xây tại cầu Cót, cầu Dậu và cầu Quang để điều chỉnh mực nước.
  • Các đập sẽ không chỉ cải thiện chất lượng nước mà còn nâng cao cảnh quan và phát triển du lịch ven sông.

Sông Tô Lịch, với chiều dài 14,6 km, là một trong những trục thoát nước quan trọng của Hà Nội, đồng thời cũng là dòng sông di sản hàng nghìn năm, là cảnh quan hiếm có đối với một đô thị hiện đại trên thế giới. 

Tuy nhiên, trong những năm qua, sông đã phải chịu đựng tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, do tiếp nhận lượng lớn nước thải từ các khu dân cư và khu công nghiệp ven sông. Để khắc phục tình trạng này, thành phố Hà Nội đang triển khai một dự án lớn với mục tiêu cải tạo môi trường và cải thiện chất lượng nước sông Tô Lịch gồm 3 phần chính: bổ cập nước từ sông Hồng vào đầu nguồn để tạo dòng chảy; xây dựng hệ thống cống gom nước thải dọc sông và xử lý nước thải ở Nhà máy Yên Xá; nạo vét và làm sạch lòng sông để triệt tiêu bùn bẩn và mùi hôi thối. 

Ngoài 3 phần chính nêu trên, một giải pháp mới để chuẩn bị cho sau này khi dòng sông hoàn toàn hồi sinh, sẽ giữ được nước theo các đoạn sông ở một mực nhất định, góp phần quan trọng vào phát triển cảnh quan, du lịch, dịch vụ ven sông - biến con sông thành một thực thể sinh động và đem lại nhịp sống trù phú hai bên bờ. 

Dự án đập dâng được chia thành ba giai đoạn, triển khai tại ba vị trí khác nhau: cầu Cót, cầu Dậu và cầu Quang. Mỗi đập dâng sẽ giúp điều chỉnh mực nước, giữ lại nước trong sông và cải thiện khả năng thoát nước, đồng thời hỗ trợ tạo ra cảnh quan cho khu vực xung quanh.

Dưới đây là bộ ảnh được người viết sử dụng ứng dụng AI ChatGPT để tạo ra hình ảnh tưởng tượng về cảnh quan 3 con đập khi được hình thành trên sông Tô Lịch. 

1. Đập đầu tiên được xây dựng tại khu vực gần cầu Cót, thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy. Đây là vị trí được chọn vì gần các khu dân cư lớn, nơi có nhu cầu cải thiện hệ thống thoát nước và môi trường sống. Các công trình tại đây sẽ giúp giữ nước ổn định và tránh tình trạng ngập úng trong mùa mưa.

Viễn cảnh không ngờ khi Sông Tô Lịch xây xong 3 đập dâng nước- Ảnh 1.

Vị trí Cầu Cót trên ảnh vệ tinh. Từ Trường THPT Yên Hòa đi bộ ra cầu Cót khoảng 350m. Nguồn: Google Maps.

Viễn cảnh không ngờ khi Sông Tô Lịch xây xong 3 đập dâng nước- Ảnh 2.

Cầu Cót hiện tại nhìn từ phía hạ nguồn Tô Lịch. Ảnh: Báo VTC News

Viễn cảnh không ngờ khi Sông Tô Lịch xây xong 3 đập dâng nước- Ảnh 3.

Cầu Cót và đập dâng nước gần đó trong tương lai. Ảnh giả định do ChatGPT tạo ra.

2. Đập thứ hai ở khu vực cầu Dậu, nằm ở phường Linh Đàm, quận Hoàng Mai. Đây là khu vực có mật độ dân số cao và phát triển nhanh, việc xây dựng đập dâng tại cầu Dậu là rất cần thiết để cải thiện chất lượng nước sông và giảm thiểu ô nhiễm. Việc xây dựng sẽ tạo ra một khu vực sinh thái đẹp mắt, thu hút sự chú ý của cộng đồng.

Viễn cảnh không ngờ khi Sông Tô Lịch xây xong 3 đập dâng nước- Ảnh 4.

Vị trí Cầu Dậu nằm ngay dưới đường Vành Đai 3, quãng đi qua Khu Đô thị Linh Đàm. Ảnh: Google Maps.

Viễn cảnh không ngờ khi Sông Tô Lịch xây xong 3 đập dâng nước- Ảnh 5.

Cầu Dậu hiện tại nhìn từ phía hạ nguồn Tô Lịch. Ảnh VOV.

Viễn cảnh không ngờ khi Sông Tô Lịch xây xong 3 đập dâng nước- Ảnh 6.

Hình ảnh giả định đập dâng nước gần Cầu Dậu do ChatGPT tạo ra.

3. Cuối cùng, đập dâng tại cầu Quang (xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì) là dự án đang được triển khai thực tế. Các công tác thi công tại cầu Quang đang diễn ra, bao gồm việc khoanh vùng và hút cạn nước sông để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc xây dựng đập. Sau khi hoàn thành, đập này không chỉ cải thiện chất lượng nước mà còn đóng góp vào việc nâng cao mỹ quan đô thị của khu vực.

Viễn cảnh không ngờ khi Sông Tô Lịch xây xong 3 đập dâng nước- Ảnh 7.

Vị trí đang tiến hành xây đập dâng nước gần Cầu Quang. Khu vực này gần Chùa Bằng nổi tiếng. Ảnh: Google Maps.

Viễn cảnh không ngờ khi Sông Tô Lịch xây xong 3 đập dâng nước- Ảnh 8.

Vị trí đang thi công đập dâng nước gần Cầu Quang. Ảnh: Báo Nhân Dân.

Viễn cảnh không ngờ khi Sông Tô Lịch xây xong 3 đập dâng nước- Ảnh 9.

Viễn cảnh đập dâng nước phía sau Cầu Quang trên dòng sông Tô Lịch. Từ đập nhìn thấy Tháp Chùa Bằng rất đẹp. Ảnh: ChatGPT.

* Các hình ảnh không nhất thiết đúng với vị trí và thực tế triển khai, chỉ là mô phỏng giả định.


Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (31/3), miền Bắc vẫn đang trong đỉnh điểm đợt rét lần này với nhiệt độ thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, cao nhất 17-20 độ. Dự báo ngày mai, trời tiếp tục rét với nền nhiệt tương đương hôm nay. Từ 2/4, nhiệt độ cao nhất lên khoảng 23 độ. Từ 3/4, trời ấm dần, trưa chiều có nắng nhẹ.

Giá vàng tăng không ngừng

Sáng nay (30/3),giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh. Cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều tiến sát mốc 101 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc rét đỉnh điểm

Hôm nay (30/3) là đỉnh điểm đợt rét đang diễn ra ở miền Bắc với nhiệt độ xuống thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, vùng núi cao dưới 10 độ. Khu vực từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi hôm nay có mưa rào rải rác, riêng Thanh Hoá đến Huế trời rét. Nam Bộ giảm nhiệt nhẹ sau chuỗi ngày nắng nóng.