Khoa học

Vệ tinh mất tích 25 năm trong vũ trụ bất ngờ xuất hiện trở lại

Vệ tinh KH-9 được trưng bày trong Phòng trưng bày không gian của Bảo tàng Quốc gia Lực lượng Không quân Mỹ ở bang Ohio - Ảnh: JIM COPES

Vệ tinh KH-9 được trưng bày trong Phòng trưng bày không gian của Bảo tàng Quốc gia Lực lượng Không quân Mỹ ở bang Ohio - Ảnh: JIM COPES

Sau 25 năm trôi dạt trong không gian, một vệ tinh thử nghiệm được phóng vào năm 1974 đã được tìm thấy nhờ dữ liệu của Lực lượng Không gian Mỹ.

Vệ tinh xuất hiện sau thời gian dài mất tích

Vệ tinh Khinh khí cầu hiệu chỉnh hồng ngoại (S73-7) được phóng vào ngày 10-4-1974 thông qua Chương trình thử nghiệm không gian của Lực lượng Không quân Mỹ.

Ban đầu vệ tinh này được chứa trong thứ gọi là "The Hexagon System" (tạm dịch: Hệ thống lục giác). Trong đó S73-7 là vệ tinh nhỏ hơn, được phóng từ vệ tinh lớn hơn là KH-9 Hexagon vào trong không gian. S73-7 có chiều rộng khoảng 66cm và bắt đầu đi vào quỹ đạo 800km.

Khi ở trên quỹ đạo, kế hoạch ban đầu là để S73-7 đảm nhiệm vai trò làm mục tiêu hiệu chỉnh cho thiết bị viễn thám. Sau khi thất bại trong quá trình triển khai, vệ tinh này biến mất, tưởng chừng như trở thành một phần của nghĩa địa rác không gian, cho đến khi được phát hiện lại vào tháng 4 vừa qua.

Trong cuộc phỏng vấn với Gizmodo, Jonathan McDowell, nhà vật lý thiên văn từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian, chia sẻ rằng ông đã nghiên cứu các kho lưu trữ dữ liệu. McDowell phát hiện trước đó, vệ tinh này đã ra khỏi lưới radar không chỉ một lần mà là hai lần. Lần đầu vào những năm 1970 và lần sau vào những năm 1990.

"Vấn đề là vệ tinh này có thể có tiết diện tiếp xúc với radar rất thấp. Có thể thứ họ đang theo dõi là một bộ phân phối hoặc một mảnh khí cầu không bung ra đúng cách. Vì không phải là kim loại nên vật này không hiển thị rõ trên radar", ông giải thích.

Tìm lại vệ tinh mất tích không hề dễ dàng

Việc biết vị trí và danh tính của từng vật thể trên quỹ đạo không hề dễ dàng, vì hiện tại có hơn 20.000 vật thể. Bằng cách sử dụng radar trên mặt đất cũng như các cảm biến quang học, rác vũ trụ có thể được theo dõi và khi thích hợp sẽ được đưa vào danh mục vệ tinh. 

Tuy nhiên, việc xác định chính xác từng vật thể là gì sẽ có nhiều thách thức. Các cảm biến có thể phát hiện một vật thể trên quỹ đạo, nhưng sau đó phải được kết hợp với một vệ tinh trên cùng đường đi.

"Nếu có một bộ dữ liệu quỹ đạo gần đây, và không có quá nhiều vật thể nằm trong cùng quỹ đạo, đó có thể là một sự kết hợp dễ dàng. Nhưng nếu đó là một không gian với rất nhiều vật thể, và bạn đã không nhìn thấy một vật thể trong một thời gian thì việc kết hợp sẽ không dễ", McDowell nói.

Sau khi phóng, các kỹ sư mặt đất biết rõ vệ tinh sẽ hướng tới đâu, và độ cao mà vệ tinh dự kiến sẽ bay tới. Với thông tin này trong nhật ký, họ có thể xem lại tiến trình và so sánh với nơi vệ tinh được báo cáo lần cuối.

Tuy nhiên, nếu có bất kỳ thay đổi nào đối với kế hoạch phóng vệ tinh ban đầu, hoặc nếu một vệ tinh trôi vào quỹ đạo, các kỹ sư sẽ phải làm nhiều việc để tìm lại được nó.

"Nếu không biết chính xác nơi diễn ra đợt phóng vệ tinh, bạn có thể gặp khó khăn trong việc xác định vị trí của nó. Nếu tôi tua ngược lại quỹ đạo của một vật thể, và tua nhanh đến đoạn vật thể đó bị mất, chúng có gặp nhau không? Và điểm chúng gặp nhau có phải là nơi phóng vệ tinh không?", ông đặt vấn đề.

Vì lẽ đó, việc tìm thấy vệ tinh sau 25 năm mất tích được xem là thắng lợi của những người đang cố gắng theo dõi hàng chục ngàn vệ tinh bị mất, cùng các mảnh vụn khác đang đi vào quỹ đạo hành tinh của chúng ta.

Tuy nhiên, khi ngày càng có nhiều vệ tinh bay vào vũ trụ, nhiệm vụ để biết chính xác những gì đang ở trong không gian và các mối đe dọa tiềm tàng sẽ trở nên khó khăn hơn.

Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (31/3), miền Bắc vẫn đang trong đỉnh điểm đợt rét lần này với nhiệt độ thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, cao nhất 17-20 độ. Dự báo ngày mai, trời tiếp tục rét với nền nhiệt tương đương hôm nay. Từ 2/4, nhiệt độ cao nhất lên khoảng 23 độ. Từ 3/4, trời ấm dần, trưa chiều có nắng nhẹ.

Miền Bắc rét đỉnh điểm

Hôm nay (30/3) là đỉnh điểm đợt rét đang diễn ra ở miền Bắc với nhiệt độ xuống thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, vùng núi cao dưới 10 độ. Khu vực từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi hôm nay có mưa rào rải rác, riêng Thanh Hoá đến Huế trời rét. Nam Bộ giảm nhiệt nhẹ sau chuỗi ngày nắng nóng.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc sắp hửng nắng

Hôm nay (19/3), miền Bắc tiếp tục rét, vùng núi có rét đậm, rét hại, tuy nhiên từ trưa chiều, trời hửng nắng, nhiệt độ lên khoảng 21-23 độ. Từ 20/3, nền nhiệt tăng nhanh. Khu vực miền Trung hôm nay vẫn còn mưa rải rác. Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Giá vàng diễn biến lạ

TPO - Sáng nay (12/3), giá vàng trong nước tăng giảm trái chiều giữa các doanh nghiệp. Tỷ giá USD ngân hàng “hạ nhiệt”.