Xã hội

Vấn nạn "không đủ tiền, khỏi kết hôn" ở Trung Quốc: Chàng trai bị hét giá của hồi môn hơn 1 tỷ đồng, bàng hoàng khi biết đây là điều rất hiển nhiên

Sau vài năm hẹn hò, một người đàn ông họ Qin sống tại vùng Tây Bắc Trung Quốc quyết định tính chuyện kết hôn. Song đáng buồn, sau khi bị hét giá của hồi môn lên tới gần 300.000 nhân dân tệ (khoảng hơn 1 tỷ VNĐ), anh chàng này buộc phải chia tay mối tình dang dở, theo SCMP. 

Tại huyện Chính Ninh, nơi Qin đang sống, thu nhập trung bình hàng năm chỉ hơn 20.000 nhân dân tệ hồi năm ngoái. Điều này đồng nghĩa với việc anh phải mất tới 15 năm mới có thể kiếm đủ số tiền cưới mà nhà gái yêu cầu.

"Tôi đã hỏi người dân địa phương và được biết đó là điều bình thường. Tôi hy vọng tục lệ hét giá cô dâu này sẽ sớm được dẹp bỏ", người đàn ông họ Qin chia sẻ cảm nghĩ trên trang people.com.cn chuyên mục “Gửi các nhà lãnh đạo" dành riêng cho các đơn khiếu nại công khai ở Trung Quốc.

Vấn nạn không đủ tiền, khỏi kết hôn ở Trung Quốc: Chàng trai bị hét giá của hồi môn hơn 1 tỷ đồng, bàng hoàng khi biết đây là điều rất hiển nhiên - Ảnh 1.

Giá cô dâu ngày càng cao ở Trung Quốc

Bất chấp những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc cải cách đám cưới truyền thống và kêu gọi sự tiết kiệm, giá cô dâu - khoản tiền mà nhà trai đưa cho nhà gái nhằm đánh dấu sự chuyển giao quyền kiểm soát thân thể và sức lao động người phụ nữ - ngày càng cao. Điều này rất phổ biến ở khu vực nông thôn - nơi rất nhiều đàn ông còn đang độc thân. 

Theo SCMP, để giải quyết tình trạng này, chính quyền huyện Chính Ninh đặt ra mức giá cô dâu tối đa là 80.000 nhân dân tệ (gần 300 triệu VNĐ) đối với các gia đình nông thôn, trong khi các gia đình công chức nhà nước là 60.000 nhân dân tệ (hơn 200 triệu VNĐ). 

"Việc cải thiện vấn đề giá cô dâu cao là một quá trình phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian. Rất khó để thay đổi nó bằng bất kỳ quy định cứng nhắc và nhanh chóng nào", đại diện lãnh đạo huyện Chính Ninh cho biết.

Được biết hồi năm 2021, Bộ Nội vụ Trung Quốc đã chọn một quận trong số 32 thành phố tại Trung Quốc làm "khu thử nghiệm" cải cách đám cưới. Cộng đồng dân cư khi đó sẽ phải thiết lập các quy tắc riêng để kiểm soát giá cô dâu và chi phí đám cưới.

Tuy nhiên, theo Yang Hua, chuyên gia nghiên cứu tại Trường Xã hội học thuộc Đại học Vũ Hán, mô hình này sẽ không thực sự hiệu quả nếu Trung Quốc không giải quyết được tình trạng mất cân bằng số lượng nữ giới hiện nay.  

"Chừng nào chênh lệch giới tính còn tồn tại ở vùng nông thôn, giá cô dâu vẫn sẽ cao như vậy. Ngay cả khi số tiền này không tồn tại dưới dạng giá cô dâu, nó cũng sẽ tồn tại dưới những hình thức khác trong hôn nhân thôi", ông Yang nói.

Vấn nạn không đủ tiền, khỏi kết hôn ở Trung Quốc: Chàng trai bị hét giá của hồi môn hơn 1 tỷ đồng, bàng hoàng khi biết đây là điều rất hiển nhiên - Ảnh 2.

Nhiều đàn ông nông thôn ế vợ

Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, năm 2021, tỷ lệ giới tính ở nông thôn là 108 nam trên 100 nữ. Nếu tính trên toàn quốc, đại lục có tổng cộng 723 triệu nam giới và 689 triệu phụ nữ, tức dư thừa 34 triệu đàn ông.

Tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ là một trong những nguyên nhân chính khiến Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới này. Hơn nữa, chính sách một con khắc nghiệt duy trì qua nhiều thập kỷ đã khiến nhiều thai nhi là bé gái bị phá bỏ. Dù quy định này được nới lỏng từ năm 2013, song tình hình cũng không cải thiện là mấy.

Theo SCMP, tại quận Ninh Thiểm, giá cô dâu trung bình đã tăng từ 76.000 nhân dân tệ lên 135.000 nhân dân tệ, tức gần gấp đôi, tính đến thời điểm hiện tại. Điều này đã góp phần làm gia tăng các vấn đề xã hội, bao gồm cả nạn đàn ông đi trộm cướp. Ngoài ra, các vụ kiện pháp lý liên quan đến tranh chấp giá cô dâu cũng có xu hướng tăng trong những năm gần đây, từ 21 vụ vào năm 2019 lên 59 vụ vào năm 2021.

"Một số phụ nữ trẻ lợi dụng tâm lý muốn lấy vợ của đàn ông để lừa đảo tiền sính lễ, sau đó cầm tiền biến mất. Cũng có trường hợp phụ nữ bị bán đến địa phương để kết hôn với đàn ông ở đây’’, Yang Shanshan, trợ lý thẩm phán tại quận Ninh Thiểm cho biết.

Theo: SCMP

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Thư từ Đức: Chung tay vượt qua "cơn bão" lạm phát

Ngoài tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cuộc xung đột Nga - Ukraine cũng tác động rõ rệt đến tốc độ tăng giá ở Đức, đặc biệt đối với dầu sưởi, nhiên liệu động cơ, khí đốt thiên nhiên, cũng như một số thực phẩm thiết yếu.

Điều gì kìm hãm bất động sản Hải Phòng phát triển?

Theo chuyên gia, xét quá trình 10 năm, Hải Phòng vượt lên về tăng trưởng, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài. Đều là những nguồn lực lớn chứ không phải nhỏ lẻ. Đây cũng là triển vọng phát triển bất động sản dù ở bất cứ góc độ nào. Điểm hạn chế cần lưu ý hiện nay là chất đô thị hiện đại của Hải Phòng chưa thực sự thể hiện rõ.