Dinh dưỡng

Uống nước đá dễ nhiễm vi khuẩn, virus nào?

Tóm tắt:
  • Uống nước đá giúp giải nhiệt nhưng có thể chứa vi khuẩn gây bệnh nếu làm từ nước không sạch.
  • Nước đá lạnh có thể làm co mạch máu và cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu và đau bụng.
  • Các vi khuẩn và virus trong nước đá có thể gây nhiễm trùng và bệnh cúm nặng, đặc biệt ở người suy yếu miễn dịch.
  • Việt Nam có nhiều loại vaccine phòng ngừa các bệnh cúm và vi khuẩn phế cầu, cần tiêm theo đúng lịch.
  • Để bảo vệ sức khỏe, nên hạn chế uống nước đá không sạch và duy trì lối sống lành mạnh.

Trả lời:

Đá lạnh là nguyên liệu không thể thiếu trong các món nước như cà phê, sinh tố, nước ép... Uống nước đá lạnh cũng là lựa chọn của nhiều người để hạ nhiệt, giải khát trong mùa nắng nóng. Song nước đá không làm hết khát, còn có nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Lý do, nước đá lạnh nếu làm bằng nước không sạch sẽ hoặc đun sôi có thể chứa các vi khuẩn như E.Coli, Coliforms, Feacal Streptoccoci, tả, thương hàn, Pseudomonas aeruginosa, virus cúm, virus Rota, viêm gan A... Nước đá cũng có thể làm các mạch máu co lại, cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra tình trạng khó tiêu, táo bón, đau bụng, tiêu chảy.

Nếu không sử dụng nước sạch làm đá sẽ dễ nhiễm các loại vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng vùng họng. Ảnh: Vecteezy

Nếu không sử dụng nước sạch làm đá sẽ dễ nhiễm các loại vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng vùng họng. Ảnh: Vecteezy

Uống nước đá lạnh nhiều có thể khiến cơ thể nhiễm các loại vi khuẩn, virus kể trên. Khi gặp môi trường phù hợp hoặc hệ miễn dịch suy yếu, chúng sẽ tấn công, gây bệnh cho con người.

Nhiễm cúm gây ra các triệu chứng sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho. Thông thường, bệnh phục hồi sau 2-7 ngày, ho có thể kéo dài. Tuy nhiên, cúm có thể trở nặng, gây biến chứng viêm phổi, viêm cơ tim, viêm màng não, suy hô hấp..., cao hơn ở nhóm người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người có bệnh nền mạn tính. Cúm còn có khả năng mở đường cho vi khuẩn phế cầu cư trú ở vùng hầu họng xâm lấn các cơ quan gây viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết.

Hiện Việt Nam đang sử dụng bốn loại vaccine, giúp phòng các chủng cúm A phổ biến gồm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B. Trong đó, loại của Pháp, Hà Lan và Hàn Quốc tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn. Loại của Việt Nam tiêm cho người từ 18 đến 60 tuổi. Trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tuổi chưa từng tiêm cúm có lịch tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng. Người từ 9 tuổi trở lên chỉ cần tiêm 1 mũi. Vaccine cúm cần nhắc lại một mũi hằng năm để cập nhật với chủng cúm lưu hành theo khuyến cáo của WHO.

Vi khuẩn phế cầu thường cư trú ở vùng mũi họng, thường không gây bệnh. Khi sức đề kháng giảm hoặc sau những điều kiện thuận lợi như niêm mạc bị tổn thương do viêm đường hô hấp trên, nhiễm cúm, viêm xoang..., phế cầu khuẩn dễ dàng xâm nhập, tấn công từ đường hô hấp trên xuống phổi. Từ đó, bệnh nhân dễ viêm phổi với các biểu hiện như ho nhiều, sốt cao, ớn lạnh, đau ngực, đau cơ, thở nhanh, vã mồ hôi... có thể diễn tiến suy hô hấp, phải thở máy. Nhiều trường hợp điều trị khỏi, giữ được tính mạng nhưng vẫn để lại những di chứng nặng nề.

Hiện đã có ba loại vaccine phế cầu, gồm: phế cầu phòng 10 chủng, 13 chủng và 23 chủng phế cầu. Trong đó, loại phế cầu 10 tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến dưới 6 tuổi, phế cầu 13 tiêm cho trẻ từ 6 tuần và người lớn, phế cầu 23 tiêm cho trẻ từ 2 tuổi và người lớn. Lịch tiêm vaccine tùy theo độ tuổi và lịch sử chủng ngừa. Nên hoàn thành vaccine phế cầu 13 trước khi tiêm phế cầu 23.

Các bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus, tả, thương hàn cũng đã có vacicne. Trong đó, vaccine ngừa rotavirus cần hoàn thành trước 8 tháng tuổi, tả và thương hàn tiêm từ 2 tuổi và người lớn.

Nếu lo lắng cho sức khỏe bản thân, cần hạn chế uống nước đá lạnh, nhất là loại không được làm sạch. Mọi người cũng cần thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thực phẩm lành mạnh, ngủ đủ giấc, thường xuyên vận động để tăng cường sức đề kháng, tránh mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm kể trên. Trong các bệnh có vaccine phòng ngừa, nếu chưa tiêm nên chủng ngừa càng sớm càng tốt.


(Quản lý Y khoa Vùng 4 - Hồ Chí Minh, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC)

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Mọi sự chú ý đổ dồn vào những "bông hồng thép" trong đại lễ 30/4

Trong số 13.000 người tham gia lễ diễu binh, diễu hành tại Lễ Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước sáng 30/4 tại TPHCM, có nhiều khối nữ quân đội, công an và dân sự. Hình ảnh những "bông hồng thép" trong hành quân uy nghiêm nhưng vô cùng xinh đẹp đã thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Giá vàng thế giới tăng vọt

Vàng thế giới bước vào phiên giao dịch Mỹ ngày 30.4 đã tăng vọt trở lại sau đà giảm giá mạnh trước đó.

Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Nhiều thương hiệu lớn như Vinamilk, Thorakao, Colusa - Miliket... đã đồng hành, gắn bó keo sơn với hành trình phát triển của Sài Gòn - TP HCM

Công an Hà Nội vạch trần thủ đoạn của đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc tăng cường sinh lý giả

Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội vừa triệt phá ổ nhóm bán thuốc nam giả nhãn hiệu Kháu Vài Lèng, Đại Tràng HG qua mạng xã hội, thu giữ gần 3 tấn sản phẩm. Đáng chú ý, thủ đoạn của các đối tượng trong ổ nhóm này rất tinh vi, chúng cất giấu hàng hóa tại bưu cục giao hàng nhằm thuận tiện trong việc bán hàng giả…

Ngày mai, toàn miền Bắc có mưa to

Theo dự báo, từ tối nay đến ngày mai, Bắc Bộ có mưa rào, cục bộ mưa to do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp, nhiệt độ giảm nhẹ.

Vị tướng mang hai sứ mệnh

Tôi sẽ cống hiến cả cuộc đời mình cho đến hơi thở cuối cùng, dù ở bất cứ cương vị nào.