Doanh nhân

Từ quốc gia rừng nhiệt đới đến cường quốc dầu mỏ, kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới

Tóm tắt:
  • Guyana đang trở thành cường quốc dầu mỏ với sản lượng dầu tăng mạnh từ năm 2015.
  • Exxon phát hiện gần 11 tỷ thùng dầu ngoài khơi, dự kiến sản lượng đạt 1,3 triệu thùng/ngày vào năm 2027.
  • Chính phủ coi dầu mỏ là con đường thịnh vượng, nhưng gây tranh cãi về môi trường và lợi ích kinh tế.
  • Nhiều người dân không thấy lợi ích từ sự giàu có, trong khi lạm phát và giá thực phẩm tăng cao.
  • Tình hình căng thẳng với Venezuela gia tăng do tranh chấp chủ quyền vùng Essequibo giàu dầu.

Guyana trở thành điểm nóng dầu mỏ mới của thế giới

Năm 2015, Exxon phát hiện gần 11 tỷ thùng dầu ngoài khơi bờ biển Guyana – một trong những phát hiện dầu mỏ lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Đến năm 2019, Exxon và các đối tác bắt đầu khai thác và đến nay sản lượng đạt khoảng 650.000 thùng/ngày. Dự kiến, con số này sẽ tăng gấp đôi lên 1,3 triệu thùng/ngày vào năm 2027, đưa Guyana trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng sản xuất dầu nhanh nhất thế giới từ nay đến năm 2035.

Trữ lượng dầu dồi dào khiến chính phủ Guyana nhanh chóng coi dầu mỏ là con đường đưa đất nước đến thịnh vượng. Tuy nhiên, điều này cũng làm dấy lên tranh cãi về việc liệu quốc gia này có đang đánh đổi danh tiếng bảo vệ môi trường để chạy theo lợi ích kinh tế hay không.

Sự bùng nổ dầu mỏ đã đưa Guyana thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, với GDP tăng hơn 33% vào năm 2023 và hơn 40% vào năm 2024. Chính phủ khẳng định rằng nguồn thu từ dầu sẽ giúp cải thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống y tế và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, nhiều người dân lại cho rằng sự giàu có này không đến tay họ. Giá cả leo thang – lạm phát tăng 6,6% trong năm 2023, giá thực phẩm tăng vọt – khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Wintress White, thành viên tổ chức phi lợi nhuận Red Thread, cho biết: “Từ khi khai thác dầu, chi phí sinh hoạt của chúng tôi tăng chóng mặt, nhưng tiền từ dầu mỏ không chảy về phía người dân.”

Một con tàu đang nhổ neo ngoài khơi bờ biển Georgetown, Guyana, vào ngày 9 tháng 3 năm 2025.

Một con tàu đang nhổ neo ngoài khơi bờ biển Georgetown, Guyana, vào ngày 9 tháng 3 năm 2025.

Guyana có đang đánh đổi tương lai môi trường để chạy theo dầu mỏ?

Guyana từng được coi là “nhà vô địch khí hậu” vì diện tích rừng khổng lồ giúp hấp thụ CO₂. Năm 2009, nước này ký thỏa thuận với Na Uy để nhận hơn 250 triệu USD nhằm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh khai thác dầu lại khiến hình ảnh đó bị lu mờ.

Các chuyên gia cảnh báo rằng Guyana rất dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu. Một số nghiên cứu dự báo nước biển dâng có thể nhấn chìm Thủ đô Georgetown vào năm 2030. Bất chấp điều này, chính phủ vẫn bảo vệ lập trường rằng có thể vừa phát triển dầu mỏ, vừa bảo vệ môi trường.

Luật sư Melinda Janki, người đấu tranh chống lại các dự án dầu khí, gọi đây là một quyết định “liều lĩnh và nguy hiểm”, khi đất nước đang đi theo một con đường mà bà cho là “lạc hậu và phá hoại.”

Hợp đồng mà Guyana ký với Exxon vào năm 2016 gây nhiều tranh cãi. Theo thỏa thuận, Exxon có thể thu hồi 75% chi phí đầu tư từ lợi nhuận, phần còn lại chia đôi với chính phủ, và Guyana chỉ nhận thêm 2% tiền bản quyền.

Tổng thống Mohamed Irfaan Ali thừa nhận đây là một “thỏa thuận tệ”, nhưng khẳng định sẽ không đơn phương thay đổi hợp đồng mà thay vào đó sẽ đàm phán các điều kiện tốt hơn cho các thỏa thuận tương lai. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại Guyana đang rơi vào “lời nguyền tài nguyên” – khi giàu tài nguyên nhưng người dân không hưởng lợi, trong khi nguy cơ tham nhũng và bất ổn chính trị gia tăng.

Sự giàu có từ dầu mỏ cũng làm căng thẳng giữa Guyana và Venezuela leo thang, khi Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro tuyên bố chủ quyền với vùng Essequibo – nơi có trữ lượng dầu khổng lồ.

Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (31/3), miền Bắc vẫn đang trong đỉnh điểm đợt rét lần này với nhiệt độ thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, cao nhất 17-20 độ. Dự báo ngày mai, trời tiếp tục rét với nền nhiệt tương đương hôm nay. Từ 2/4, nhiệt độ cao nhất lên khoảng 23 độ. Từ 3/4, trời ấm dần, trưa chiều có nắng nhẹ.