Doanh nghiệp

Tắc nghẽn container có thể cao hơn năm 2021

Theo một cuộc khảo sát mới nhất của Container xChange - một công ty công nghệ logistic cung cấp nền tảng kinh doanh và cho thuê container trên toàn thế giới, khoảng 51% thương nhân và các công ty vận tải container dự đoán mùa cao điểm sắp tới sẽ hỗn loạn hơn năm 2021. Ngược lại, 26% kỳ vọng năm nay sẽ ít hỗn loạn hơn năm 2021, trong khi 22% dự đoán mức độ hỗn loạn sẽ không thay đổi.

Tình trạng hỗn loạn trong vận tải container toàn cầu chưa có hồi kết trong năm 2022. Ảnh: Handelsblatt

Tình trạng hỗn loạn trong vận tải container toàn cầu chưa có hồi kết trong năm 2022. Ảnh: Handelsblatt

Theo đó, các công ty lo ngại vào mùa hè năm nay, việc vận chuyển hàng hóa sẽ bị gián đoạn và còn tồi tệ hơn so với mùa cao điểm năm 2021.

Khi nói đến chiến lược mua sắm container trong cuộc khảo sát này, 56% công ty cho biết, họ đang ở mở rộng mạng lưới của họ so với thời điểm trước dịch. 38% doanh nghiệp nói đã có hợp đồng dài hạn với các công ty vận tải container. Còn 25% doanh nghiệp theo đuổi một chiến lược "đấu thầu nhiều nơi".

Trước lo ngại vận chuyển hàng hóa bị gián đoạn, 37,5% doanh nghiệp xuất nhập khẩu khẳng định đảm bảo khách hàng của mình có đủ nguồn cung vào năm 2022 bằng cách giao hàng sớm so với kế hoạch. 25% sử dụng các tuyến vận chuyển thay thế và 18,8% tham gia vào các thỏa thuận thời gian dài hạn với các hãng vận tải. Tuy nhiên, trong số họ, có đến 62,5% vẫn dựa vào thị trường giao ngay hoặc không có phương án cụ thể để đảm bảo các lô hàng đến tay khách hàng.

Việc Trung Quốc đóng cửa đã khiến 58% số người được hỏi gặp khó khăn trong việc sản xuất hoặc vận chuyển, giao hàng theo kế hoạch. Lượng hàng tồn đọng tăng lên, trong khi vẫn thiếu nguyên liệu sản xuất, do chiến lược zero-Covid của Trung Quốc hạn chế xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ.

Amanda Mallia, Trưởng phòng Kinh doanh và tiêu thụ, Công ty vận tải Oceanbox Container, có trụ sở tại Ý, một trong những khách hàng của xChange và là người tham gia cuộc khảo sát này, cho biết, công ty họ cảm thấy rất khó để dự đoán nơi gửi container của mình và không đảm bảo được lợi nhuận thu về khi các công ty vận tải tính phí cao hơn cho các container SOC (Shipper owned container – vỏ container thuộc sở hữu chủ hàng).

"Với việc tắc nghẽn cảng biển nghiêm trọng kéo dài và nhu cầu container rỗng giảm trong mùa cao điểm do chi tiêu kỳ nghỉ chuyển sang dịch vụ hơn là hàng tiêu dùng, chúng tôi không chắc việc vận chuyển các container rỗng trở lại Trung Quốc là điều khôn ngoan", bà Amanda Mallia nói.

Theo ông Christian Roeloffs, đồng sáng lập và CEO của Container xChange, không thể dự đoán chính xác điều gì sẽ xảy ra trong mùa cao điểm năm nay vì có quá nhiều dấu hiệu trái chiều và những yếu tố không thể xác định được. Việc Trung Quốc đóng cửa đã ảnh hưởng đến nguồn hàng xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Khi Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế, có thể trùng với mùa cao điểm giao nhận. Điều này sẽ gây áp lực lên các cảng ở

Ngoài ra, những người được hỏi cũng cho rằng khủng hoảng Nga và Ukraine, lạm phát cao, giá cả hàng hóa tăng, thiếu lương thực cũng làm trầm trọng thêm tình trạng hỗn loạn vận tải container.

(theo prnewswire)

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Thị trường chứng khoán (7/6): POW tăng kịch trần, VN-Index rút chân xanh nhẹ sau phiên ATC

Diễn biến thị trường hôm nay trái ngược hoàn toàn so với phiên trước đó. Thị trường giao dịch trong vùng giá đỏ cả ngày và chỉ kéo đúng 20 phút cuối phiên. VN-Index có pha rút chân xanh nhẹ cuối phiên, nhìn chung thì lực cầu hấp thụ đã đóng góp đáng kể cho nỗ lực hồi phục của thị trường.

Dòng tiền ETF vào thị trường chứng khoán ghi nhận mức cao nhất trong 1 năm

Tổng dòng vốn ETF trong tháng 5 bơm ròng gần 4.900 tỷ đồng và nâng tổng giá trị dòng vốn lũy kế từ đầu năm lên 6.700 tỷ đồng, mức cao thứ 2 của giai đoạn 5 tháng đầu năm trong các năm quá khứ (chỉ sau giá trị 13.100 tỷ đồng trong năm 2021). Lực mua chủ yếu trong 5 tháng đầu năm vẫn từ Quỹ Fubon và DCVFM VNDiamond.

Từ thợ hàn không học cao, không có gia đình chống lưng tới "vua lẩu", gây dựng cơ đồ tỉ đô: “Quan trọng nhất là không ngừng cải thiện bản thân”

Năm 2020, tạp chí "Forbes Châu Á" đã công bố danh sách 50 người giàu nhất Singapore. Trương Dũng, người dẫn đầu ngành dịch vụ ăn uống, lọt vào danh sách với khối tài sản 19 tỷ USD. Ít ai biết rằng xuất phát điểm của vị tỷ phú này lại là một người thợ hàn bình thường