Bất động sản

Siết lại dự án chây ỳ tại TP.HCM khi Luật đất đai có hiệu lực

Nhiều dự án chậm trễ kéo dài

Tại TP.HCM, giai đoạn trước khi Luật đất đai năm 2024 được thông qua, thị trường nhà đất ảm đạm, kém sôi động. Nhiều dự án chậm triển khai nhiều năm, đến thời điểm này vẫn chưa có dấu hiệu tiếp tục.

Tại Quận 4, Dự án Lancaster Lincoln của chủ đầu tư Công ty TNHH Trung Thủy được khởi công từ năm 2017, nhưng sau khi xây dựng phần ngầm thì “bất động”.

Còn Dự án D-One Sài Gòn (quận Gò Vấp) của Công ty DHA thuộc TTC Land được phê duyệt từ năm 2016, song đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống.

Hay như dự án Dragon Riverside City (Quận 5) do Công ty Cổ phần Địa ốc Phú Long làm đơn vị phát triển, đã ngừng thi công từ năm 2019 đến nay.

Siết lại dự án chây ỳ tại TP.HCM khi Luật đất đai có hiệu lực- Ảnh 1.

Dự án Dragon Riverside City ngưng thi công từ năm 2019 đến nay (Ảnh: Duy Phương)

Ông Nguyễn Duy Thành – Tổng Giám đốc Công ty quản lý Nhà Toàn Cầu nhận định: Mặt tích cực khi Luật đất đai năm 2024 có hiệu lực là quy định Nhà nước thu hồi đất mà không bồi hoàn với các dự án chậm tiến độ.

Ông Thành nói: "Giúp bảo vệ quyền lợi của người mua, vì nhiều dự án đã được khách hàng đặt cọc, xuống tiền nhưng 5-7 năm thậm chí 10 năm vẫn chưa triển khai được".

Theo quy định của Luật đất đai năm 2024, đất để thực hiện dự án đầu tư không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, chủ đầu tư được gia hạn sử dụng không quá 24 tháng.

Hết thời hạn được gia hạn, chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất và chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Doanh nghiệp phải làm đàng hoàng hơn

Ở góc độ chuyên gia, ông Sử Ngọc Khương – Giám đốc cấp cao, Công ty Savills Việt Nam đánh giá, quy định này nhằm siết lại việc chủ đầu tư không đủ năng lực nhưng vẫn giành đất, “xí chỗ”, làm chậm quá trình phát triển đô thị. Tuy nhiên, phía cơ quan quản lý cũng cần đảm bảo tháo gỡ vướng mắc về pháp lý.

"Nếu giải quyết được khó khăn về pháp lý bất động sản mà trong vòng 12 tháng không triển khai là tích cực cho thị trường. Ở góc độ này, chúng ta phải đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp với sự phát triển của đô thị", ông Khương nói.

Siết lại dự án chây ỳ tại TP.HCM khi Luật đất đai có hiệu lực- Ảnh 2.

Chủ đầu tư dự án D-One Sài Gòn chậm triển khai từ năm 2016 (Ảnh: Duy Phương)

Theo bà Dương Thùy Dung – Giám đốc điều hành, Công ty CBRE Việt Nam, khi Luật đất đai năm 2024 có hiệu lực thì các doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị từ trước và bắt nhịp ngay để bám sát trong quá trình phát triển dự án. Những chủ đầu tư bài bản, có uy tín chắc chắn không muốn vì sai sót mà làm chậm dự án.

Do đó, bà Dung cho rằng tác động tích cực của luật là thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động minh bạch, đàng hoàng hơn.

Siết lại dự án chây ỳ tại TP.HCM khi Luật đất đai có hiệu lực- Ảnh 3.

Dự án Lancaster Lincoln "bất động" dù được khởi công từ năm 2017 (Ảnh: Duy Phương)

"Bản thân các chủ đầu tư sẽ chủ động đẩy nhanh quá trình phát triển dự án, tránh tăng chi phí phát sinh. Thời gian tới, đây là tín hiệu tích cực cho thị trường khi một loạt dự án hiện đang chây ỳ sẽ được giải quyết", bà Dung nói.

Đặt vấn đề về bảo vệ quyền lợi cho người mua khi Nhà nước thu hồi đất, ông Nguyễn Duy Thành cho rằng cần làm rõ nguyên nhân chậm tiến độ có do cơ quan quản lý chưa tháo gỡ được vướng mắc khách quan hay không.

Ngoài ra, cũng phải tính toán chặt chẽ hơn với trường hợp chủ đầu tư không có nguồn tiền thực hiện dự án lại đi chuyển nhượng dự án mà quyền lợi của bên tiếp nhận lại bị ảnh hưởng do sắp hết thời hạn.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (31/3), miền Bắc vẫn đang trong đỉnh điểm đợt rét lần này với nhiệt độ thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, cao nhất 17-20 độ. Dự báo ngày mai, trời tiếp tục rét với nền nhiệt tương đương hôm nay. Từ 2/4, nhiệt độ cao nhất lên khoảng 23 độ. Từ 3/4, trời ấm dần, trưa chiều có nắng nhẹ.

Miền Bắc rét đỉnh điểm

Hôm nay (30/3) là đỉnh điểm đợt rét đang diễn ra ở miền Bắc với nhiệt độ xuống thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, vùng núi cao dưới 10 độ. Khu vực từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi hôm nay có mưa rào rải rác, riêng Thanh Hoá đến Huế trời rét. Nam Bộ giảm nhiệt nhẹ sau chuỗi ngày nắng nóng.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc sắp hửng nắng

Hôm nay (19/3), miền Bắc tiếp tục rét, vùng núi có rét đậm, rét hại, tuy nhiên từ trưa chiều, trời hửng nắng, nhiệt độ lên khoảng 21-23 độ. Từ 20/3, nền nhiệt tăng nhanh. Khu vực miền Trung hôm nay vẫn còn mưa rải rác. Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Giá vàng diễn biến lạ

TPO - Sáng nay (12/3), giá vàng trong nước tăng giảm trái chiều giữa các doanh nghiệp. Tỷ giá USD ngân hàng “hạ nhiệt”.