Chứng khoán

Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Kinh Bắc đăng ký mua 50 triệu cổ phiếu KBC

Theo thông tin mới cập nhật, ông Đặng Thành Tâm – Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã KBC) vừa đăng ký mua vào 50 triệu cổ phiếu để tăng tỷ lệ sở hữu.

Thời gian giao dịch dự kiến từ ngày 15/11 đến ngày 14/12 theo hình thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, ông Đặng Thành Tâm sẽ nâng lượng cổ phiếu nắm giữ lên 163,6 triệu đơn vị, tương đương 21,32% vốn điều lệ tại KBC.

Động thái gom cổ phiếu của vị chủ tịch diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu KBC đang trượt sâu xuống vùng đáy 2 năm. Cổ phiếu này hiện đã rơi xuống mức 14.400 đồng/cổ phiếu, ghi nhận mức giảm 68% so với đỉnh đạt được cuối năm ngoái.

Tạm tính theo thị giá hiện tại của KBC, ông Đặng Thành Tâm dự chi khoảng 750 tỷ đồng để mua thành công số lượng cổ phiếu đã đăng ký.

Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Kinh Bắc đăng ký mua 50 triệu cổ phiếu KBC - Ảnh 1.

Ngược chiều giao dịch, thời gian gần đây nhóm quỹ ngoại liên tục có động thái giảm sở hữu tại KBC. Cụ thể, quỹ thuộc Dragon Capital quản lý vừa thông báo đã bán ra tổng cộng hơn 2 triệu cổ phiếu Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã KBC) vào ngày 4/11. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của cả nhóm đã giảm từ 5,03% xuống còn 4,76% và không còn là cổ đông lớn của KBC từ ngày 8/11.

Đáng chú ý, KBC vừa công bố kế hoạch tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 lần 02 hoặc năm 2023 lần 01 tùy thuộc vào điều kiện hoàn thiện thủ tục tổ chức Đại hội với các mốc thời hạn phù hợp với quy định của pháp luật. Theo KBC, việc triệu tập ĐHĐCĐ để trình Đại hội kế hoạch cho năm tài chính mới sớm nhất là cần thiết trên cơ sở công ty vừa ký được các hợp đồng và thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn.

Các nội dung dự kiến được thảo luận tại ĐHĐCĐ bất thường bao gồm:

(1) Xin ý kiến cổ đông thực hiện chia cổ tức 20% bằng tiền hay mua vào cổ phiếu quỹ để giảm vốn điều lệ, tăng giá trị cổ phiếu để đem lại lợi ích chính đáng cho cổ đông khi tình hình thị trường chứng khoán khó lường, giá cổ phiếu xuống thấp gây thiệt hại cho cổ đông thì việc mua vào lượng lớn cổ phiếu là động thái tích cực khi Công ty có dòng tiền tốt.

(2) Xin ý kiến ĐHĐCĐ về kế hoạch kinh doanh năm 2023 và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ để HĐQT và Ban Tổng giám đốc chủ động triển khai ngay từ đầu năm 2023 thay vì chờ đến ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 mới phê duyệt kế hoạch thì khá muộn.

Về tình hình kinh doanh quý 3, KBC đạt 203 tỷ đồng doanh thu, giảm hơn 37% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, KBC bất ngờ khoản lợi nhuận từ công ty liên kết gần 2.000 tỷ đồng. Đây là giao dịch nhận chuyển nhượng cổ phần tại CTCP Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng phát sinh trong quý 2/2022. Tuy nhiên, lúc này do tính chuyên môn cao, phức tạp cần nhiều thời gian nên KBC đã phối hợp với các bên (có E&Y) để khắc phục và ghi nhận vào quý 3/2022. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế thu về đột biến 1.936 tỷ, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 59 tỷ đồng.

Luỹ kế 9 tháng, KBC ghi nhận doanh thu 1.288,5 tỷ đồng, chỉ bằng 1/3 so với con số cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nhờ lãi lớn quý 3 vừa qua, lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm lại tăng gấp 3 lần cùng kỳ, đạt 2.135 tỷ đồng.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Động lực tăng trưởng nguồn thu ngoài lãi của các ngân hàng

Trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng chậm lại và NIM khó mở rộng do mặt bằng lãi suất tăng, các ngân hàng đã đẩy mạnh thu nhập ngoài lãi để đảm bảo hoàn thành mục tiêu lợi nhuận đã đặt ra hồi đầu năm. Chuyển đổi số và tập trung vào bán lẻ được cho là những yếu tố quan trọng để ngân hàng gia tăng nguồn thu này một cách bền vững.

Bất động sản TP.HCM: Đất nền cắt lỗ, căn hộ chung cư được chiết khấu cao ngất ngưởng

Theo báo cáo của DKRA, tại TP.HCM và vùng phụ cận, đất nền và nhà phố/biệt thị đang trong cơn "cắt lỗ" do nhà đầu tư khó khăn về dòng tiền và áp lực lãi suất tăng cao. Trong khi đó với phân khúc căn hộ, chủ đầu tư đang áp dụng nhiều chính sách ưu đãi với mức chiết khấu lên đến 40-50% giá trị bất động sản.

Tiêu điểm cuộc họp giữa Chính phủ với các doanh nghiệp bất động sản lớn: Không phải dòng vốn mà vướng mắc về cơ chế mới là khó khăn nóng nhất.

Theo HOREA, diễn biến của cuộc họp giữa Chính phủ với các doanh nghiệp bất động sản lớn cho thấy không hẳn là câu chuyện dòng vốn mà vướng mắc về cơ chế mới là khó khăn nóng nhất đối với các doanh nghiệp lúc này.