Điều 21 Luật Căn cước 2023 quy định công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
Khoản 2 Điều 21 Luật Căn cước 2023 và khoản 2 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 đều quy định: Thẻ Căn cước công dân/ thẻ Căn cước đã được cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước độ tuổi cấp đổi thẻ thì có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi thẻ tiếp theo.
Trong năm 2025, những người sinh năm 2000, 1985, 1965 lần lượt sẽ bước sang tuổi 25, 40 và 60.

VNeID phải được cập nhật định danh mức độ 2 thì mới cấp đổi được Căn cước
Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người dân mới chỉ cập nhật định danh cấp độ 1 mà chưa cập nhật cấp độ 2 trên VNeID. Tuy nhiên, việc cập nhật cấp độ 2 là yêu cầu bắt buộc.
Theo đó, khi đi cấp đổi Căn cước công dân hết hạn, người dân cần đảm bảo đã hoàn tất định danh mức độ 2 trên VNeID thì mới được tiến hành làm thủ tục.
Việc cập nhật định danh mức độ 2 bắt buộc phải được thực hiện trực tiếp tại cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú, tạm trú bởi tài khoản mức độ 2 được tích hợp các thông tin sinh trắc học như ảnh chân dung, vân tay và các giấy tờ quan trọng như: Giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, Hộ chiếu…
Lưu ý: Nếu chưa cập nhật định danh cấp độ 2, sau khi hoàn tất cập nhật, người dân sẽ phải chờ vài ngày mới có thể làm thủ tục cấp đổi thẻ Căn cước. Do vậy, người dân nên chủ động trong việc cập nhật định danh mức độ 2 để tránh mất nhiều thời gian, công sức.
Hiện nay, tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam được chia thành 2 mức độ: Tài khoản định danh điện tử mức 1 và tài khoản định danh điện tử mức 2. Theo đó:
- Đối với mức 1: Người dân có thể tự đăng ký trên ứng dụng VNeID.
- Đối với mức 2: Người dân không thể tự đăng ký tại nhà mà phải đến Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú, tạm trú để làm thủ tục.
Có thể hẹn thời gian cấp đổi Căn cước trước tại nhà
Hiện nay, công dân có thể đăng ký hẹn làm việc với cơ quan quản lý Căn cước trước tại nhà thông qua Cổng dịch vụ công. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Đăng nhập vào Cổng dịch vụ công quốc gia: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html
Bước 2: Đăng nhập bằng tài khoản VNeID, sau đó nhập thông tin số định danh và mật khẩu tài khoản VNeID hoặc quét mã QR Code bằng ứng dụng VNeID trên điện thoại để đăng nhập.
Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công, chọn "Lĩnh vực cấp, quản lý Căn cước".
Bước 4: Tiếp theo, chọn "Cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên".
Bước 5: Điền đầy đủ thông tin vào hồ sơ.
Bước 6: Công dân chọn lý do thực hiện "Cấp thẻ căn cước chuyển từ CCCD gắn chip"
- Trường hợp thực hiện cấp đổi tại Công an tỉnh: Tại cấp thực hiện, công dân chọn "Cấp tỉnh", cơ quan thực hiện chọn "Công an tỉnh".
- Trường hợp nơi thực hiện là đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội: Tại cấp thực hiện chọn "Cấp huyện", cơ quan thực hiện phía trên chọn "Công an tỉnh", phía dưới chọn "Công an huyện/thị xã/ thành phố" nơi thường trú/tạm trú.
Tiếp theo tick vào ô "Tôi xin cam đoan những thông tin kê khai trên là đúng sự thật", sau đó ấn chọn "Lưu và Tiếp tục".
Bước 7: Chọn lịch đăng ký thu nhận sinh trắc học, sau đó ấn chọn "Nộp hồ sơ" và chọn "Đồng ý".
Sau khi gửi hồ sơ thành công, hệ thống sẽ tự động chuyển hồ sơ tới cơ quan Công an nơi công dân đăng ký để tiếp nhận, xử lý. Công dân nhận thẻ căn cước tại cơ quan Công an nơi đăng ký làm thủ tục hoặc tại địa chỉ đăng ký nhận kết quả.
Nếu công dân không đến đúng theo thời gian, địa điểm đã đăng ký hẹn làm việc với cơ quan quản lý Căn cước, hệ thống tiếp nhận yêu cầu trên Cổng dịch vụ công sẽ tự động hủy lịch hẹn. Nếu công dân vẫn còn nhu cầu thì đăng ký hẹn lại từ đầu theo 7 bước trên.
Lưu ý: Đây không phải bước bắt buộc nhưng người dân có thể đăng ký trước tại nhà để tiết kiệm thời gian.
Đổi Căn cước hết hạn phải ra trực tiếp Công an xã, phường, thị trấn
Rất nhiều người thắc mắc có thể làm cấp đổi thẻ Căn cước hết hạn online được hay không. Câu trả lời là không được. Người dân vẫn bắt buộc phải ra Công an xã, phường, thị trấn hoặc Bộ phận một cửa cấp huyện để thực hiện cấp đổi thẻ Căn cước.
Lý do bởi từ 01/7/2024, khi thực hiện cấp đổi Căn cước, bên cạnh việc buộc phải thu nhận thông tin khuôn mặt, vân tay, thì công dân còn bắt buộc phải thu thập thêm mống mắt nữa.
(Căn cứ pháp lý: Điều 5 Luật Căn cước 2023, khoản 1 Điều 23 Thông tư 73/2024/TT-BTC)
Vân tay, mống mắt là những đặc điểm riêng biệt để xác nhận các cá nhân với nhau. Việc thu thập thông tin mống mắt khi làm thẻ căn cước là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao an ninh và hiệu quả quản lý thông tin dân cư, giúp cho các cơ quan chức năng có thể dễ dàng đối soát, xác nhận thông tin cá nhân cũng như hỗ trợ công dân làm thẻ căn cước dễ hơn khi trong trường hợp không thu được dấu vân tay của người cần cấp thẻ căn cước.
Lệ phí đổi thẻ Căn cước công dân hết hạn
Theo quy định tại Điều 4 , lệ phí cấp đổi thẻ Căn cước công dân hết hạn sang thẻ Căn cước là 50.000 đồng/thẻ.
Hiện nay, khoản 1 Điều 24 Luật Căn cước 2023 quy định, các trường hợp bắt buộc phải thực hiện đổi thẻ Căn cước công dân gồm:
- Công dân Việt Nam đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi đã được cấp thẻ Căn cước công dân.
- Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh.
- Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật.
- Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước.
- Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;
- Xác lập lại số định danh cá nhân;
- Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.