Khoa học

Nhà giàu đua nhau nuôi thú cưng độc lạ, nhiều động vật quý hiếm nguy cơ tuyệt chủng

Nhà giàu đua nhau nuôi thú cưng độc lạ, nhiều động vật quý hiếm nguy cơ tuyệt chủng - Ảnh 1.

Một con rùa bức xạ nằm trong nhóm động vật cực kỳ nguy cấp bị những tay săn trộm bắt ở Madagascar - Ảnh: AP

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Phill Cassey - phó giáo sư về Địa lý sinh học của Đại học Adelaide (Úc), Mỹ hiện là một trong những thị trường buôn bán động vật hoang dã lớn trên thế giới.

Nghiên cứu của nhóm tiến sĩ Cassey cho thấy tốc độ các động vật hoang dã được buôn bán vào nước Mỹ nhiều hơn đến 11 lần so với quy định trong các công ước quốc tế. Con số này tương đương khoảng 8,84 triệu động vật. 

Thị trường thú cưng ngoại lai trên toàn cầu hiện trị giá đến hàng tỉ đô la, theo trang The Conversation. Không chỉ Mỹ, nhiều quốc gia khác cũng đối mặt với "làn sóng" tìm mua động vật độc, lạ để làm thú cưng, từ rái cá đến cu li, rùa… 

Tại Úc, nhiều loài động vật không phải là bản địa đã được nhập lậu vào quốc gia này như rắn, tắc kè hoa, rùa tai đỏ… Ở chiều ngược lại, một số loài động vật ở Úc cũng đã bị tuồn ra ngoài lãnh thổ dù cho nước này có nhiều quy định nghiêm ngặt về việc sở hữu và buôn bán động vật hoang dã.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy 4 phân loài của thằn lằn Tiliqua rugosa - loài đặc hữu của vùng Tây và Nam nước Úc và đang có tên trong danh sách những loài có nguy cơ tuyệt chủng đã có mặt tại các thị trường buôn bán thú cưng hoang dã ở khắp nơi, từ châu Á, châu Âu đến Bắc Mỹ. 

Nhà giàu đua nhau nuôi thú cưng độc lạ, nhiều động vật quý hiếm nguy cơ tuyệt chủng - Ảnh 2.

Chuột túi được nhập lậu vào Nepal - Ảnh: THE GUARDIAN

Tại Ấn Độ hay Nepal, nhiều vụ buôn lậu chuột túi để làm thú cưng đã bị phát hiện. Nhiều trong số đó được vận chuyển từ Úc. Không ít trường hợp sau khi bị lộ, những tay buôn lậu đã bỏ những con chuột túi ngay tại các nhà ga hay bến xe.

Quỹ quốc tế vì phúc lợi động vật (IFAW) mới đây đã phát động chiến dịch "Không phải thú cưng" nhằm kêu gọi thay đổi thói quen sưu tầm và nuôi những loài động vật hoang dã độc lạ.

Theo tổ chức này, ở nhiều nơi, người ta ngày càng dễ dàng mua được những loài thú cưng lạ, tuy nhiên luôn tiềm ẩn những mối nguy hiểm trước hết cho người nuôi. Các loại bệnh truyền nhiễm, điển hình COVID-19 hay đậu mùa khỉ, đều được cho là lây truyền từ động vật hoang dã sang người.

Trong khi đó tiến sĩ Phill Cassey cho rằng một trong những việc nên làm là tăng cường truy xuất nguồn gốc của các loài động vật được buôn bán, trước hết từ đầu mối của các nước tiêu thụ. Khi có dữ liệu xuyên quốc gia, các nước sẽ tiến đến các biện pháp liên kết nhằm kiểm soát và bảo vệ các loài động vật hoang dã được buôn bán.

Nhà giàu đua nhau nuôi thú cưng độc lạ, nhiều động vật quý hiếm nguy cơ tuyệt chủng - Ảnh 3.

Rái cá được rao bán trên Instagram tại Indonesia - Ảnh: INSTAGRAM

Nhà giàu đua nhau nuôi thú cưng độc lạ, nhiều động vật quý hiếm nguy cơ tuyệt chủng - Ảnh 4.

Loài thằn lằn xanh được vận chuyển từ nhiều nước châu Á đến Mỹ - Ảnh: WIKIMEDIA

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Một lĩnh vực tiềm năng lớn được ước tính 800 tỷ đô, nhưng 30 năm trước bị coi là "không tưởng"

Bất chấp những lo ngại hay hoài nghi, đây thực sự là lĩnh vực tiềm năng lớn trong tương lai. Ý tưởng con người kết bạn, kiếm sống, học hành, yêu đương trong khi bản thân họ chỉ ngồi một chỗ dường như không ai có thể tưởng tượng được cách đây khoảng 30 năm. Nhưng giờ đây đã thành hiện thực.

Biến đổi khí hậu đe dọa nguồn nước thô

Các chuyên gia đã nhận định ngành nước toàn cầu hiện nay đang đối diện với nhiều thách thức do biến đổi khí hậu. Do đó các đơn vị cấp nước cần tăng cường hỗ trợ nhau về công nghệ, kinh nghiệm để cùng giải quyết vấn nạn này.