Tài chính

Ngân hàng "bơm" gần 200.000 tỷ đồng, vì sao doanh nghiệp vẫn khó vay?

Tóm tắt:
  • Ngân hàng đã "bơm" 200.000 tỷ đồng ra nền kinh tế nhưng doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn.
  • Tín dụng tăng 1,24% so với đầu năm, đạt gần 15,81 triệu tỷ đồng.
  • Doanh nghiệp nhỏ khó tiếp cận vốn do không đáp ứng điều kiện của ngân hàng.
  • Tín dụng không phân bổ đều, chủ yếu vào doanh nghiệp lớn và dự án bất động sản.
  • Cần có sự phối hợp giữa chính sách, ngân hàng và doanh nghiệp để cải thiện tình hình tiếp cận vốn.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 12/3, tín dụng tăng 1,24% so với đầu năm (cùng kỳ tháng 2/2024 giảm 0,74%). Ước tính theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, quy mô tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đến ngày 12/3 đạt 15,81 triệu tỷ đồng, tăng gần 194.000 tỷ đồng so với cuối năm 2024 và tăng xấp xỉ 164.000 tỷ đồng kể từ sau Tết Nguyên đán.

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay cho các tổ chức tín dụng với mức tăng trưởng mục tiêu là 16%, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Theo một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, trong 2 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành 10 văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng, đồng thời đơn giản hóa thủ tục và áp dụng công nghệ chuyển đổi số vào quy trình cấp tín dụng. Các tổ chức tín dụng cũng được yêu cầu thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc ổn định lãi suất và giảm lãi suất cho vay.

Nhờ các giải pháp đồng bộ này, tăng trưởng tín dụng đầu năm đã có những dấu hiệu khởi sắc so với cùng kỳ năm 2024, mặc dù thường có sự giảm sút trong những tháng đầu năm do yếu tố mùa vụ và dịp Tết Nguyên đán.

Ngân hàng 'bơm' gần 200.000 tỷ đồng, vì sao doanh nghiệp vẫn khó vay? ảnh 1

Tăng trưởng tín dụng cao nhưng doanh nghiệp nhỏ vẫn khó vay vốn ngân hàng (ảnh: Như Ý).

Theo vị này, nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay bởi doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện của ngân hàng. "Các ngân hàng không thể tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá. Theo đó, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện để đảm bảo chất lượng tín dụng, tránh nợ xấu gia tăng", vị này cho hay.

Trao đổi với PV Tiền Phong, chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Huy phân tích, trong thời gian gần đây, các số liệu thống kê cho thấy tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam đạt mức khá ấn tượng. Ngân hàng Nhà nước liên tục báo cáo rằng dòng vốn tín dụng đã được bơm vào nền kinh tế với tốc độ nhanh, nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nghịch lý là nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn liên tục phản ánh rằng việc tiếp cận vốn ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn.

Theo ông Huy, tín dụng có tăng nhưng phân bổ không đồng đều. Một trong những lý do chính là dòng tín dụng không được phân bổ đồng đều giữa các ngành và các loại hình doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, phần lớn vốn tín dụng thường chảy vào các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn có uy tín hoặc các dự án bất động sản, trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa - vốn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế - lại ít được tiếp cận. Các ngân hàng thường ưu tiên cho vay những khách hàng có tài sản thế chấp giá trị cao và hồ sơ tín dụng tốt, khiến các doanh nghiệp nhỏ, thiếu tài sản đảm bảo, rơi vào thế bất lợi.

Ông Huy cho biết thêm, mặc dù lãi suất đã được điều chỉnh giảm trong một số thời điểm, các điều kiện vay vốn của ngân hàng vẫn rất ngặt nghèo. Doanh nghiệp cần phải chứng minh được khả năng tài chính vững mạnh, có kế hoạch kinh doanh rõ ràng và lợi nhuận ổn định. Tuy nhiên, sau giai đoạn khó khăn do đại dịch và biến động kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp không thể đáp ứng được những tiêu chuẩn này. Điều này dẫn đến việc dù tín dụng tăng trưởng, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện để "chạm tay" vào nguồn vốn.

"Sau hàng loạt vụ việc liên quan đến nợ xấu trong những năm gần đây, các ngân hàng thương mại trở nên thận trọng hơn trong việc cho vay. Họ siết chặt quy trình thẩm định và quản lý rủi ro, thậm chí từ chối cho vay nếu cảm thấy doanh nghiệp tiềm ẩn nguy cơ không trả được nợ. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến các doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang trong giai đoạn phục hồi, dù nhu cầu vốn của họ rất cấp thiết", ông Huy nói.

Vị chuyên gia cho rằng, để giải quyết bài toán vốn cho doanh nghiệp cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét đưa ra các chính sách ưu đãi cụ thể hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, chẳng hạn như bảo lãnh tín dụng hoặc giảm điều kiện vay vốn. Các ngân hàng thương mại cũng cần linh hoạt hơn trong việc đánh giá hồ sơ vay, thay vì chỉ dựa vào tài sản thế chấp. Về phía doanh nghiệp, việc nâng cao năng lực quản trị, minh bạch tài chính và xây dựng kế hoạch kinh doanh khả thi sẽ giúp tăng cơ hội tiếp cận vốn.

"Tăng trưởng tín dụng cao là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế, nhưng để dòng vốn thực sự đến tay doanh nghiệp một cách hiệu quả cần có sự cải thiện cả về chính sách lẫn cách vận hành thực tế. Nếu không, tiếng than "khó vay vốn" từ doanh nghiệp sẽ vẫn là vấn đề nhức nhối trong thời gian tới", ông Huy nói.

Các tin khác

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (31/3), miền Bắc vẫn đang trong đỉnh điểm đợt rét lần này với nhiệt độ thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, cao nhất 17-20 độ. Dự báo ngày mai, trời tiếp tục rét với nền nhiệt tương đương hôm nay. Từ 2/4, nhiệt độ cao nhất lên khoảng 23 độ. Từ 3/4, trời ấm dần, trưa chiều có nắng nhẹ.

Giá vàng tăng không ngừng

Sáng nay (30/3),giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh. Cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều tiến sát mốc 101 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc rét đỉnh điểm

Hôm nay (30/3) là đỉnh điểm đợt rét đang diễn ra ở miền Bắc với nhiệt độ xuống thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, vùng núi cao dưới 10 độ. Khu vực từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi hôm nay có mưa rào rải rác, riêng Thanh Hoá đến Huế trời rét. Nam Bộ giảm nhiệt nhẹ sau chuỗi ngày nắng nóng.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Giá vàng nhẫn tăng cao chưa từng có

10h30 sáng nay (28/3), Công ty CP Vàng bạc Bảo Tín Minh Hải niêm yết 98,7 - 100,8 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 1 triệu đồng/lượng mua vào và 900.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Đây cũng là kỷ lục mới của giá vàng nhẫn.

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh

Sáng nay (28/3), giá vàng nhẫn tiếp tục tăng mạnh và cao nhất lên tới 99,9 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC vẫn thấp hơn vàng nhẫn 1 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Bảo vệ doanh nghiệp khỏi hỏa hoạn với công nghệ IoT từ VNPT

Cháy nổ là mối đe dọa lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt khi hệ thống PCCC truyền thống chưa đủ để phát hiện sớm nguy cơ. VNPT iAlert ra đời như một “lá chắn số” ứng dụng công nghệ IoT, giúp doanh nghiệp chủ động giám sát môi trường 24/7, phát hiện dấu hiệu bất thường ngay từ giai đoạn đầu, giảm thiểu tối đa rủi ro cháy nổ.