Dinh dưỡng

Nên ăn bao nhiêu bát cơm mỗi ngày?

Tóm tắt:
  • Carbohydrate là nguồn năng lượng thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt cho hệ thần kinh.
  • Cơm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường miễn dịch.
  • Mỗi người cần tối thiểu 50g bột đường mỗi ngày, tương đương 4 bát cơm.
  • Cắt giảm cơm hoàn toàn có thể gây hại, vì trái cây cũng chứa đường đơn.
  • Chế độ ăn cân đối, không kiêng khem cực đoan, là chìa khóa cho sức khỏe tốt.

Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, carbohydrate (chất bột đường) là nguồn năng lượng thiết yếu, đặc biệt quan trọng với hệ thần kinh trung ương. Glucoxit - sản phẩm cuối cùng của carbohydrate - là "nhiên liệu" bắt buộc để duy trì hoạt động của não bộ.

Không chỉ cung cấp năng lượng, cơm còn giàu các vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin D, niacin, canxi, chất xơ, riboflavin, sắt và thiamine. Những dưỡng chất này đóng vai trò tăng cường miễn dịch và cân bằng hoạt động của cơ thể.

“Trong khẩu phần ăn lành mạnh, cần cung cấp tối thiểu 50g bột đường mỗi ngày. Trước đây, người Việt có thể ăn 3-4 bát cơm mỗi bữa nhưng tỷ lệ tiểu đường thấp hơn hiện nay do mức độ vận động cao hơn.

Ngày nay, nhiều người lại ăn ít cơm nhưng tiêu thụ nhiều đạm, chất béo, đường đơn và ít vận động, khiến bệnh lý chuyển hóa gia tăng”, TS.BS Nguyễn Trọng Hưng nói.

Với người bình thường, nếu chỉ ăn cơm (không ăn bún, mì, phở…) cần tối thiểu 4 bát mỗi ngày. (Ảnh minh hoạ)

Với người bình thường, nếu chỉ ăn cơm (không ăn bún, mì, phở…) cần tối thiểu 4 bát mỗi ngày. (Ảnh minh hoạ)

Một số người vì lo sợ tiểu đường nên cắt giảm hoàn toàn cơm, thay bằng trái cây, mà không biết trái cây chín cũng chứa lượng đường đơn đáng kể. Việc tiêu thụ quá mức có thể gây tác động không tốt đến đường huyết.

Về nguyên tắc mỗi người nên cân đối giữa ba nhóm chất sinh năng lượng: carbohydrate nhiếm 50–60% tổng năng lượng, chất đạm từ động – thực vật chiếm 13–20%, còn lại là chất béo từ cả động và thực vật. Ngoài ra, vitamin và khoáng chất cũng không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Tại các bệnh viện, bác sĩ không khuyến cáo bệnh nhân kiêng ăn cơm. Thay vào đó, việc tiêu thụ cơm cần khoa học và phù hợp với thể trạng, mức vận động. Với người bình thường, nếu chỉ ăn cơm (không ăn bún, mì, phở…), cần tối thiểu 4 bát mỗi ngày. Trường hợp lao động thể chất, hoạt động nhiều thì nên ăn nhiều hơn.

Một chế độ ăn cân đối – không kiêng khem cực đoan, không lạm dụng một nhóm thực phẩm – chính là chìa khóa để duy trì thể lực khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các tin khác

Vụ mẹ giết con trục lợi bảo hiểm: Hồ sơ được lật lại sau chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh

Người cô ruột của bé trai sinh năm 2017 từng trình báo về nghi vấn về cái chết của cháu, song thời điểm đó công an huyện đã trả hồ sơ, kết luận cháu bé bị ngạt nước. Tuy nhiên, sau khi có chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam về việc rà soát các vụ án, vụ việc tạm đình chỉ, đến nay vụ án tàn độc này dần sáng tỏ.

Ngân hàng do bầu Thuỵ làm chủ tịch "chơi lớn"

LPBank vừa công bố tài liệu trình đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 với 3 nội dung chính: Chia cổ tức bằng tiền mặt lên đến 25%, kế hoạch lợi nhuận năm 2025 tăng 22,2% và thành lập LPBank AMC.

Kế hoạch thuế quan của ông Trump: Cơ hội hay rủi ro cho nền kinh tế Mỹ?

Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp công bố chính sách thuế quan lớn nhất trong nhiệm kỳ thứ hai của mình. Với tham vọng định hình lại nền kinh tế Mỹ, ông đặt cược vào việc áp thuế đối ứng lên hàng nhập khẩu. Dù có thể giúp cân bằng thương mại, kế hoạch này cũng làm dấy lên lo ngại về lạm phát, suy giảm tăng trưởng và bất ổn thị trường.